- Phòng giám đốc, phó giám đốc: quán lý vĩ mô và điều hành các hoạt động tại Ngân hàng chi nhánh.
2. Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huyđộng tiền gửi kỳ hạn tại Techcombank Thăng Long
2.1.1. Mở rộng về quy mô và cơ cấu nguồn tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng
Quy mô và cơ cấu của tiền gửi kỳ hạn không phải là yếu tố bất biến mà nó thay đổi tuỳ theo sự phát triển lớn mạnh của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Mở rộng về quy mô và cơ cấu tiền gửi kỳ hạn là việc làm quan trọng rất cần thiết, từ đó giúp cho Ngân hàng tiếp cận thu hút đợc nhiều nguồn tiền gửi rẻ, hợp lý đảm bảo hai mục tiêu an toàn và sinh lời.
Thứ nhất, về quy mô, mục tiêu mở rộng đến cuối năm 2002 của Ngân hàng là tổng nguồn vốn đạt trên 300 tỷ đồng; trong đó, tỷ trọng nguồn tiền gửi kỳ hạn vẫn duy trì ở mức từ 80% - 90%. Không chỉ là những con số, Techcombank Thăng Long luôn phấn đấu mở rộng lợng tiền gửi có kỳ hạn dài thời gian đáo hạn càng xa càng hiệu quả. Quy mô đợc mở rộng càng khẳng định thêm sự trởng thành lớn mạnh về nguồn vốn của một ngân hàng.
Thứ hai, về cơ cấu nguồn tiền gửi kỳ hạn tại Techcombank Thăng Long khá phong phú. Trong đó, tiền gửi của dân c luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 50%, tiếp theo là tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng. Mục tiêu của ngân hàng đặt ra là mở rộng cơ cấu tiền gửi kỳ hạn, đặc biệt là nguồn tiền gửi từ dân c đồng thời nâng cao tỷ trọng gửi tiền của các tổ chức kinh tế xã hội vào ngân hàng. Đa dạng hoá đối tợng khách hàng gửi tiền kỳ hạn có nghĩa là làm phong phú thêm cơ cấu của nguồn tiền gửi này. Tuy nhiên, tại từng thời điểm nhu cầu mở rộng về quy mô và cơ cấu tiền gửi kỳ hạn lại khác nhau nên cần thiết phải phân tích, xem xét, đánh giá từng loại thật chính xác để kịp thời có những chiến lợc mở rộng huy động tốt nhất. Hơn nữa, mỗi loại tiền gửi kỳ hạn đều có những đặc điểm khác nhau về chi phí, thanh khoán, thời hạn trả, lãi suất...vì thế, nhằm đạt đợc quy mô và cơ cấu tiền gửi kỳ hạn tối u Techcombank Thăng Long phải chú trọng tới các biện pháp sau:
- Ngân hàng cần xem xét và thành lập "phòng phân tích nguồn vốn kinh doanh". Tại đó, các bộ phận chuyên trách về huy động nguồn vốn phải lập
các kế hoạch nghiên cứu, dự đoán về tình hình biến động của thị trờng vốn nói chung và những thay đổi về quy mô cấu trúc nguồn tiền gửi kỳ hạn nói
riêng qua từng ngày. Cán bộ phụ trách bộ phận này phải là ngời có năng lực chuyên môn cao, kinh nghiệm dồi dào và khả năng phân tích tốt để lập báo cáo gửi lên cấp trên. Ngân hàng rất cần có sự tuyển dụng và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các đối tợng cán bộ đó.
- Cần nghiên cứu và khai thác những khách hàng tiềm năng. Đây là những
đối tợng khách hàng cha xuất hiện song có lợng vốn tiềm ẩn dồi dào. Công việc của ngân hàng là phải kết hợp hài hòa những phân tích của phòng phân tích nguồn vốn kinh doanh và phòng Marketing. Hai bộ phận này sẽ đa ra những thông tin cần thiết về khách hàng cho Ban lãnh đạo. Qua đó Ngân hàng sẽ hoạch định chiến lợc mở rộng huy động tiền gửi kỳ hạn phù hợp với đặc điểm tính chất của các chủ thể hoặc những thành phần trong xã hội có liên quan đến việc ra quyết định giao dịch với Ngân hàng. Cụ thể, Techcombank Thăng Long phải đề ra những chiến lợc tiếp cận khách hàng tiềm năng hợp lý nh tổ chức hội nghị liên ngành, hội nghị khách hàng, tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc với khách hàng để phổ biến chế độ chính sách của Ngân hàng trong công tác huy động tiền gửi. Ngợc lại, Ngân hàng cũng sẽ thu thập đợc nhiều thông tin phản hồi quan trọng từ phía khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng. Phòng Marketing của Techcombank Thăng Long sẽ phân tích các thông tin và dự đoán nhu cầu của khách hàng, phân nhỏ thị trờng và lựa chọn đoạn thị trờng mục tiêu, đồng thời xây dựng kế hoạch Marketing để mở rộng huy động tiền gửi kỳ hạn từ các đối tợng này. Sau khi bộ phận nghiên cứu nguồn vốn của Ngân hàng quyết định cụ thể về quy mô và cơ cấu của tiền gửi kỳ hạn cần huy động, phòng Marketing sẽ đề ra các chiến lợc sản phẩm, chiến lợc giá cả... cho hàng loạt tiền gửi cũng nh có kế hoạch thăm dò phản ứng của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng.
- Cần gắn chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa huy động và sử dụng nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Techcombank Thăng Long không những chỉ mở
rộng huy động mà còn chú trọng khai thác những nguồn đầu t thực sự hiệu quả. Một điều chắc chắn là các đối tác phải có nhu cầu vay vốn thờng xuyên với số lợng lớn và thời hạn dài thì Ngân hàng mới có động cơ để không ngừng mở rộng huy động tiền gửi kỳ hạn. Điều này không có nghĩa là chỉ có
sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn mà đòi hỏi phải có sự linh hoạt phong phú của Ngân hàng trong từng trờng hợp cụ thể. Chẳng hạn, Techcombank Thăng Long có thể cho vay ngắn hạn bằng nguồn tiền gửi trung và dài dạn d thừa của mình. Ngợc lại, nếu nguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn hạn song tính ổn định cao thì Ngân hàng có thể lợi dụng để cho vay trung và dài hạn. Tất nhiên, Ngân hàng phải đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện sự hoán đổi này. Sự kết hợp đa dạng linh hoạt này gắn chặt hơn nữa mỗi quan hệ mật thiết giữa công tác huy động và sử dụng tiền gửi kỳ hạn, đồng thời thể hiện sự phát triển lớn mạnh của Ngân hàng.
- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán và bộ phận phân tích nguồn vốn vì phòng Ngân hàng quỹ - kế toán là nơi trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng đến gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình phân tích, ghi chép nhằm bảo đảm sự chính xác, kịp thời và khoa học.
Tóm lại, việc mở rộng qui mô và cơ cấu nguồn tiền gửi kỳ hạn tại Techcombank Thăng Long là giải pháp hữu hiệu hàng đầu giúp cho Ngân hàng huy động nhiều hơn nguồn vốn một cách khoa học và có hệ thống. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng đa ra những chính sách huy động tiền gửi phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại kỳ hạn.