Nguồn: Kinh tế châu á Thái Bình Dơng số 1 (30, 2/2001 tr4)

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 36 - 41)

2.1. Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu t nớc ngoài.

Mặc dù Đảng và Nhà nớc Việt Nam thờng xuyên ban hành cũng nh sửa đổi, bổ sung luật ĐTNN và các văn bản khác có liên quan nhằm tạo một môi trờng pháp lý ngày càng thông thoáng hơn cho các nhà ĐTNN, song hệ thống pháp luật cũng nh chính sách về ĐTNN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính đồng bộ, cha bảo đảm đợc tính rõ ràng và tính có thể dự đoán trớc.

Việc ban hành một số văn bản dới luật còn chậm so với quy định gây khó khăn cho việc thực hiện các văn bản luật. Việc vận dụng luật pháp và chính sách vẫn còn có lúc tuỳ tiện, một số văn bản hớng dẫn của các bộ, ngành, địa phơng có xu hớng xiết chặt lại phát sinh thêm quy trình dẫn đến tình trạng "trên thoáng dới chặt". Ngoài ra, tính ổn định của hệ thống pháp luật, chính sách về đầu t vẫn cha cao, chẳng hạn nh vẫn còn có những trờng hợp thay đổi chính sách đột ngột, cha tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu t nên đã làm đảo lộn phơng án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhà đầu t bỏ vốn ra làm một dự án cũng phải mất từ 20 đến 30 năm cho nên sự ổn định phải tính bằng hàng chục năm, vài chục năm. Vậy mà chỉ trong hơn 10 năm (kể từ năm 1987), luật ĐTNN của Việt Nam đã đợc bổ sung sửa đổi 4 lần. Tuy rằng mỗi lần sửa đổi, bổ sung đều có mục đích là làm tăng tính hấp dẫn của môi trờng đầu t nhng điều đó cũng gây nên tâm lý không an tâm của các nhà ĐTNN về tính ổn định của hệ thống pháp luật và các chính sách đâù t của Việt Nam.

Mặt khác, cũng vì chính sách ĐTNN thiếu tính đồng bộ và ổn định mà Việt Nam cha thực sự tạo ra một "sân chơi" bình đẳng giữa nhà đầu t trong nớc và đầu t nớc ngoài. Bên cạnh đó, các văn bản hớng dẫn hoạt động ĐTNN còn đợc tiến hành chậm, cha rõ ràng, khó thực hiện đợc, gây ra những bất cập trong chính sách thuế, hải quan, gây cản trở cho sản xuất của các doanh nghiệp, lãng phí thời gian của doanh nghiệp và các cơ quan nhà nớc. Một số cơ chế về quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái và vay vốn còn quá cứng nhắc cha phù hợp với tình hình cụ thể.

Ta có thể chứng minh hạn chế này thông qua quyền của các nhà ĐTNN khi thuê đất tại Việt Nam. Mặc dù luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN và Luật đất đai (sửa đổi) đều có những thay đổi theo hớng cho phép nhà ĐTNN đợc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trên đất tại các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn, nhng do pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nớc ngoài thuê đất tại Việt Nam chỉ cho phép nhà ĐTNN đợc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn, gây nên khó khăn cho các nhà ĐTNN trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay tại các ngân hàng nhà nuớc đang hoạt động tại Việt Nam. Không chỉ thế, mặc dù Luật Đất đai năm 1993 đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và các quyền của tổ chức và cá nhân thuê đất cũng theo đó mà ngày càng đợc mở rộng song pháp lệnh và quyền và nghĩa vụ của cá nhân nớc ngoài thuê đất tại Việt Nam lại không đợc sửa đổi bổ sung kịp thời. Điều đó chứng tỏ sự thiếu đồng bộ trong chính sách của Việt Nam đối với ĐTNN làm cho khoảng cách của sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu t trong và ngoài nớc không những không đợc cải thiện mà ngày càng bị mở rộng ra, gây khó khăn cho các nhà ĐTNN khi muốn đầu t vào Việt Nam .

2.2. Quản lý của nhà nớc đối với hoạt động đầu t trực tiếp nớc ngoài và công tác xúc tiến đầu t tác xúc tiến đầu t

Việc quản lý của Nhà nớc còn lỏng lẻo và thiếu sự thống nhất gây cản trở cho hoạt động xúc tiến đầu t. Trớc hết, đó là thủ tục hành chính trong lĩnh vực FDI còn quá rờm rà, phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu t nh đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan... quá phiền hà và chậm đ- ợc giải quyết. Thủ tục và các bớc tiến hành thực hiện dự án từ khâu thẩm định, cấp giấy phép đến theo dõi, kiểm tra sau khi cấp giấy phép đã đợc quy định nh- ng trong quá trình thực hiện, các cơ quan quản lý còn gặp nhiều lúng túng, các nhà đầu t còn gặp rắc rối bởi các cơ quan quản lý yếu kém trong việc kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp FDI sau khi đợc cấp giấy phép đầu t, sự thiếu

đồng bộ trong việc cấp giấy phép đầu t đã làm chậm trễ cho việc thực hiện dự án, sự không thống nhất trong quy định với thông lệ quốc tế. Ngoài ra còn phải kể đến sự nhũng nhiễu, phiền hà của một số cán bộ cấp dới cũng gây không ít khó chịu cho các nhà đầu t. Có thể nói rằng, những trở ngại về thủ tục hành chính đang là một trong những nhân tố cản trở quá trình thu hút FDI. Môi trờng đầu t có đợc cải thiện hay không, theo ý kiến của đại bộ phận các nhà ĐTNN và doanh nghiệp trong nớc, chính là có cải cách đợc bộ máy nhà nớc, giảm thiểu đ- ợc thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian hình thành và triển khai dự án đầu t.

Bên cạnh những khó khăn về thủ tục hành chính là công tác quy hoạch còn chậm và chất lợng cha cao, không phát huy hết hiệu quả của nguồn vốn FDI đối với phát triển nền kinh tế trong nớc. Công tác quy hoạch của Việt Nam cha gắn trực tiếp và có hiệu quả đối với hoạt động ĐTNN . Cho đến nay, hầu hết các địa phơng trong cả nớc cha có quy hoạch tổng thể để duyệt đối với hoạt động ĐTNN, điều đó làm xuất hiện hiện tợng đầu t tràn lan, không có trọng điểm, không xác định đợc đúng đâu là thế mạnh thực sự để có thể tìm kiếm, kêu gọi, phần lớn FDI là tập trung vào những địa phơng có điều kiện thuận lợi và những ngành dự kiến có thể thu đựoc lợi nhuận nhanh chóng, còn đầu t vào lĩnh vực nông- lâm- ng nghiệp và vào các địa bàn khó khăn còn rất hạn chế.

Dòng FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn nh thành phố Hồ Chí Minh (26,6%), Hà Nội (22,3% tổng FDI), Đồng Nai (12,3%), Bình Dơng, Hải Phòng... chỉ riêng 5 thành phố này đã chiếm 70,3% tổng FDI vào Việt Nam, khu vực nông thôn chỉ thu hút cha đến 20% tổng vốn FDI, trong khi đó 80% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn. Các vùng sâu, vùng xa, những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thị tr- ờng cha phát triển thì lợng vốn FDI rất hạn chế. Điều đó làm mất cân đối đáng kể cơ cấu đầu t giữa các vùng trong nớc, có ảnh hởng không tốt đến chiến lợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nớc. Hiện nay, chủ trơng "đa phơng hoá nguồn vốn đầu t" của nớc ta vẫn cha đợc thực hiện tốt. Vốn FDI vào Việt Nam

chủ yếu là từ các nớc Châu á (chiếm gần 70%, trong đó ASEAN chiếm gần 25%), trong khi đó vốn đầu t trực tiếp từ Tây Âu, Bắc Mỹ còn thấp, các nớc G7 (trừ Nhật Bản) mới chiếm khoảng 12%. Chính vì vậy, đầu t trực tiếp nớc ngoài ở Việt Nam đã bị ảnh hởng lớn khi các nớc trong khu vực lâm vào khủng hoảng. Chính các yếu tố trên đã làm cho hiệu quả đầu t không cao, thậm chí đầy rủi ro và tác động xấu đến môi trờng đầu t.

Không chỉ thế, việc triển khai một số dự án còn tiếp tục gặp khó khăn trong khâu giải toả mặt bằng, chuẩn bị đất đai gây lãng phí rất nhiều công sức, kinh phí và thời gian của các nhà đầu t, đặc biệt là các dự án quy mô lớn. Quy định hiện hành cha rõ ràng thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí ai chịu, vấn đề c- ỡng chế di dời... chi phí đền bù, giải toả quá lớn, vợt ngoài dự kiến của chủ đầu t, làm tăng chi phí chuẩn bị dự án là một trong những nguyên nhân gây trì trệ trong thực hiện đầu tu, làm nản lòng các nhà ĐTNN khi đầu t vào Việt Nam .

Sự thiếu nhất quán và hiệu lực thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô, cộng với sự chậm trễ đổi mới, hiện đại hoá hệ thống tài chính ngân hàng đã và đang gây không ít khó khăn trở ngại cho tiến trình đổi mới cũng nh hoạt động thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài của Việt Nam. Vẫn còn sự lỏng lẻo trong quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nớc và hoạt động tiền tệ, công cụ thuế cha phát huy hết tác dụng, tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả trở thành quốc nạn trầm trọng, chậm đợc khắc phục, tín dụng ngân hàng ách tắc, cung cầu vốn thất th- ờng, dự trữ ngoại tệ quốc gia còn mỏng... Việc thi hành chính sách tỷ giá cố định cứng nhắc làm cho đồng tiền Việt Nam bị đánh giá cao so với đồng tiền của các nớc trong khu vực, gây bất lợi cho cạnh tranh xuất khẩu của hàng Việt Nam, nhập khẩu luôn có xu hớng tăng, thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Chính sách hớng ngoại cha nhất quán đi liền với chính sách bảo hộ hàng nội địa cha hiệu quả, dẫn đến vừa không khuyến khích sản xuất trong nớc và không nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam về đầu t trực tiếp nớc ngoài so với các nớc trong khu vực. Trừ hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, hệ thống điện nớc, giao thông vận tải, bến cảng, sân bay, xử lý nớc thải của Việt Nam rất yếu kém. Mặc dù đã đợc đầu t nâng cấp song còn rất lạc hậu so với các nớc trong khu vực, làm giảm sức hấp thụ vốn ĐTNN của Việt Nam. Theo đánh giá của công ty t vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC), dựa vào các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của từng nớc theo thang điểm từ 0 - 10, thì Xingapo đợc xếp vị trí thứ nhất với 2,2 điểm, sau đó là Hồng Kông, Malaixia đứng thứ 5 với 4,72 điểm, Trung Quốc xếp thứ 6 với 4,76 điểm14. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cho các quốc gia này thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI. Trong khi đó, ở Việt Nam chỉ các trung tâm công nghiệp phát triển, các thành phố lớn nh Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thì mới có hệ thống cơ sở hạ tầng tơng đối khá còn những khu vực khác thì cơ sở hạ tầng hầu nh không đợc cải thiện làm cho địa bàn đầu t không đợc mở rộng, gây bất hợp lý trong cơ cấu đầu t theo lãnh thổ tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng trong cả nớc.

2.4. Chi phí đầu t

Khi đầu t vào một quốc gia, vấn đề mà các nhà đầu t trông chờ nhất là làm sao giảm chi phí đầu t. Tuy nhiên, chi phí đầu t của Việt Nam còn rất cao so với nhiều nớc trong khu vực, không những thế vẫn còn tồn tại chính sách hai giá, mặc dù đã từng bớc đợc thu hẹp song vẫn không đáp ứng yêu cầu đối xử quốc gia cho nhà ĐTNN. Đây là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trờng đầu t Việt Nam.

Qua các cuộc hội thảo, gặp gỡ với các nhà chức trách, đại diện các nhà đầu t nớc ngoài đã nhiều lần cảnh báo thực trạng chi phí đầu t ở Việt Nam vẫn còn quá cao so với ở Trung Quốc và nhiều nớc khác trong khu vực. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng còn quá cao (khoảng 5 USD/m2), kể cả chi phí thuê đất cũng có sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp có vốn

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w