Các mô hình tổ chức quy trình thanh toán thư tín dụng

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 51 - 55)

II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Ở CÁC NGÂN HÀNG TMQD VIỆT NAM

1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế Dịch vụ ngân hàng đại lý

1.3.3. Các mô hình tổ chức quy trình thanh toán thư tín dụng

Một trong những phương thức thanh toán quan trọng, phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C), ví dụ

như tại Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hình thức thanh toán thư tín dụng chiếm khoảng 90 % doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Việc áp dụng, phát triển quy trình thanh toán thư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngân hàng vừa phải tuân thủ các quy định theo thông lệ

quốc tế đòi hỏi phải lựa chọn một mô hình tổ chức tối ưu phù hợp với từng ngân hàng. Sau đây là một số mô hình tổ chức quy trình thanh toán L/C mà các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã và đang áp dụng:

Mô hình 1

Trụ sở chính của ngân hàng uỷ quyền cho các chi nhánh trực tiếp mở

và đặt quan hệđại lý với các ngân hàng nước ngoài; được quyền mở, sử dụng tài khoản nostro.

- Đối với L/C nhập khẩu:

Chi nhánh phát hành trực tiếp L/C nhập khẩu cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý, nhận chứng từ thanh toán từ ngân hàng đại lý và thanh toán thông qua tài khoản nostro do chi nhánh mở tại ngân hàng đại lý.

- Đối với L/C xuất khẩu:

Chi nhánh nhận L/C từ ngân hàng đại lý và thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng, đồng thời nhận chứng từ thanh toán từ người thụ hưởng, thương lượng chuyển tiếp chứng từ liên quan đến L/C và yêu cầu chuyển tiền về tài khoản nostro của ngân hàng.

Mô hình này tạo sự chủ động cho các chi nhánh, thời gian luân chuyển thông tin và xử lý chứng từ nhanh chóng. Tuy nhiên mô hình này có nhược

điểm là việc xử lý nghiệp vụ và áp dụng quy trình thanh toán không thống nhất giữa các chi nhánh; công tác kiểm soát thiếu chặt chẽ; quỹ đảm bảo thanh toán bị phân tán, không hiệu quả.

Mô hình 2

Cho phép các chi nhánh thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp nhưng tập trung tài khoản nostro về Trụ sở chính. Các chi nhánh quan hệ với Trụ sở

chính thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ.

- Đối với L/C nhập khẩu:

Các chi nhánh căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở L/C trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua hệ thống ngân hàng đại lý do chi nhánh tự thiết lập, trực tiếp nhận chứng từ, xử lý kiểm tra chứng từ do các ngân hàng thông báo gửi đến, trao đổi tra soát và xác nhận các thông tin với các ngân hàng nước ngoài thông qua hệ thống thông tin riêng của chi nhánh. Việc thanh toán tiền cho các ngân hàng có liên quan đến L/C do chi nhánh phát hành được thực hiện thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ tại Trụ

sở chính. Căn cứ theo yêu cầu của chi nhánh, Trụ sở chính sẽ trích tài khoản nostro của mình để thanh toán cho ngân hàng liên quan.

- Đối với L/C xuất khẩu:

Chi nhánh nhận trực tiếp L/C từ các ngân hàng đại lý thông báo và chuyển L/C cho người xuất khẩu, nhận chứng từ thanh toán từ người thụ

ngân hàng liên quan trả tiền về tài khoản nostro của Trụ sở chính, khi nhận

được tiền thanh toán Trụ sở chính sẽ ghi có vào tài khoản của chi nhánh.

Mô hình 2 có ưu điểm vừa bảo đảm tính chủ động của chi nhánh, xử lý thông tin nhanh, vừa tập trung được quỹ thanh toán. Mô hình này phù hợp với yêu cầu quản lý trong giai đoạn chưa thiết lập được mạng thanh toán nội bộ. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là: chi phí cao, thông tin phân tán, công tác kiểm soát và tính hệ thống kém.

Mô hình 3

Mô hình 3 là mô hình chỉ duy nhất Trụ sở chính có quan hệ tài khoản nostro với ngân hàng nước ngoài và tập trung đầu mối quan hệ ngân hàng đại lý tại Trụ sở chính.

- Đối với L/C nhập khẩu:

Các chi nhánh được phép phát hành L/C nhập khẩu, xử lý kiểm tra chứng từ do Ngân hàng thông báo chuyển đến, trao đổi tra soát và xác thực thông tin với các ngân hàng đại lý nước ngoài thông qua Trụ sở chính, Trụ sở

chính đồng thời thực hiện thanh toán theo yêu cầu của chi nhánh đồng thời giám sát và kiểm tra khối lượng, giá trị thanh toán thông qua mạng thanh toán

điện tử và hệ thống swift.

- Đối với L/C xuất khẩu:

Các chi nhánh nhận thông báo L/C, và các sửa đổi liên quan cho khách hàng xuất khẩu từ ngân hàng phát hành thông qua Trụ sở chính. Chi nhánh nhận chứng từ và thương lượng trực tiếp với người thụ hưởng, chuyển thẳng chứng từ liên quan và thư đòi tiền cho ngân hàng chỉ định trong L/C, yêu cầu ngân hàng thanh toán thanh toán số tiền liên quan về tài khoản nostro của Trụ

sở chính.

Mô hình 3 có ưu điểm là đảm bảo cho Trụ sở chính vừa quản lý vốn tập trung vừa kiểm soát rủi ro trong thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống Ngân hàng, đồng thời đảm bảo chủ động của chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi trình độ quản lý phải cao; hệ thống

chuyển tải thông tin, chứng từ phải hiện đại đảm bảo chuyển thông tin, chứng từ giữa Trụ sở chính và chi nhánh thông suốt, nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)