Đòi hỏi của hội nhập kinh tế với môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 76 - 77)

- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh

1.1. Đòi hỏi của hội nhập kinh tế với môi trường pháp lý

Trong điều kiện hội nhập kinh tế như như hiện nay, xét tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và nếu đặt các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam trong một điều kiện cạnh tranh tự do thì ta có thể thấy rằng môi trường vĩ mô của Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm. Việc đầu tiên là chúng ta phải quan tâm thích đáng đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý. Đơn giản chúng ta xem xét hiệp định thương mại Việt-Mỹ phần về lĩnh vực tài chính ngân hàng thì thấy hàng loạt khái niệm, nội dung mới đòi hỏi phải tiếp cận, hiểu thấu đáo và xây dựng cơ sở pháp lý khi triển khai. Các dịch vụ ngân hàng sẽ được cung cấp qua các hình thức như: cung cấp qua biên giới, sử

dụng ở nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Những cam kết về cấp giấy phép hoạt động, các nghiệp vụ về tài chính ngân hàng; việc phân biệt, hiểu biết về phạm vi hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng là ngân hàng hay phi ngân hàng ở các nước cũng là không hoàn toàn giống nhau. Hoặc việc mở tài khoản, cho vay, các thể thức thanh toán, việc lắp đặt máy ATM cũng phải được xác định rõ. Chẳng hạn quan niệm về máy rút tiền tự động và máy ATM ở Việt Nam không ít người còn nhầm lẫn cho rằng đều giống nhau. Trên thực tế máy ATM hoạt động như một ngân hàng: vừa cho gửi tiền, rút tiền, vừa hoạt động cho vay, thu nợ…..Nói chung, có rất nhiều vấn đề mới trong hoạt động ngân hàng nhưng cái khó đối với chúng ta là chúng ta chưa có, chưa hoạt động, chưa được kiểm nghiệm trong thực tế. Tuy nhiên, không được phép chần chừ, chờ đợi, cầu toàn mà phải chủ động hội nhập qua đó tự tìm hiểu, học hỏi bằng nhiều con đường nhưng kiên quyết rà

soát loại bỏ những cái gì không còn phù hợp, có lịch trình cụ thể chặt chẽ để

xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện nay, văn bản pháp qui cao nhất điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Hai văn bản này ra đời không lâu nhưng đã gây nhiều tranh cãi về tính hoàn thiện của chúng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)