TỐC ĐỘT ĂNG TIỀN GỬI NGOẠI TỆ

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 66 - 67)

- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh

TỐC ĐỘT ĂNG TIỀN GỬI NGOẠI TỆ

Đơn vị : Triệu USD

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Tốc độ tăng so với năm

trước ( % ) 12,5 13,2 18,7 22,1 24,8

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt nam ( 1995 –2000)

Trong khi nguồn vốn ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng lên mạnh (năm 2000 tăng 24,8 % so với năm 1999), nhưng tốc độ

gia tăng tín dụng ngoại tệ chỉ tăng ở mức khiêm tốn (năm 2000 tăng 5% so với năm 1999). Các ngân hàng thương mại rất khó khăn khi cho vay ngoại tệ

các khách hàng trong nước là bởi khách hàng nhập khẩu không dám vay ngoại tệ vì sợ rủi ro tỷ giá, còn các đối tượng vay trong nước khác thì vướng cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước. Huy động được nhiều ngoại tệ mà không cho vay trong nước được nhiều thì điều tất yếu dẫn đến các ngân hàng thương mại quốc doanh phải đầu tư ngoại tệ ra nước ngoài.

Hình thức đầu tư ngoại tệ ra nước ngoài chủ yếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam là gửi tiền tại các ngân hàng đại lý quốc tế. Hiện nay, do các doanh nghiệp Việt nam quan hệ thương mại chủ yếu bằng

đồng USD nên hầu như các ngân hàng thương mại quốc doanh gửi tiền tại các Ngân hàng Hoa kỳ. Do nguồn lợi từ việc huy động tiền gửi, các ngân hàng

đại lý của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam đã thực hiện chính sách quản lý tài khoản linh hoạt, đưa ra nhiều thủ pháp tiếp thị, ví dụ như:

miễn phí duy trì tài khoản, sẵn sàng xác nhận thư tín dụng, cung cấp hạn mức thấu chi, chia lại phí dịch vụ, mời đoàn tham quan, khảo sát v.v trong nhiều trường hợp theo yêu cầu của ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam họ

sẵn sàng ghi ngày giá trị của các khoản thanh toán trước ngày thực hiện thanh toán (Back value) cho các khoản thanh toán với lãi suất ưu đãi.

Trên thực tế từ năm 1997 đến hết năm 2000, do tình hình lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế tăng mạnh, lãi suất cho vay liên ngân hàng LIBOR, SIBOR tăng khoảng 0,4 % - 0,7% trong năm 1999, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng từng bước nâng lãi suất huy động USD. Trong khi đó huy đồng tiền gửi bằng tiền đồng vẫn với lãi suất thấp, công chúng đã chuyển các khoản tiết kiệm từ VND sang USD. Trong thời gian này nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh (đặc biệt là Ngân hàng ngoại thương Việt nam) đã có nguồn thu lớn từ khoản chênh lệch lãi suất (chênh lệch lãi suất USD giữa lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất gửi tiền tại các ngân hàng đại lý khoảng 1,4 - 1,8 %). Tuy nhiên, đến năm 2001, FED (Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ) 7 lần giảm lãi suất với mức giảm tổng cộng là 3% thì nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh đã gặp khó khăn khi kỳ hạn huy động tiền gửi dài hơn kỳ hạn gửi tiền ở nước ngoài, trong khi lãi suất tiền gửi ở nước ngoài điều chỉnh giảm xuống thì các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn phải trả lãi suất cao cho người gửi ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)