II. NHỮNG GIẢI PHÁP RIÊNG
1. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là nghiệp vụ cơ sở của các hoạt động kinh doanh quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc phát triển các mối quan hệ đại lý ở các khu vực trọng điểm trên thế giới phải được coi là bộ
phận nằm trong chiến lược tổng thể của ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của ngân hàng đại lý trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế mà các ngân hàng thương mại cần phải đầu tư thích đáng để phát triển nghiệp vụ này. Sau đây là một số công việc mà các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam phải làm để phát triển dịch vụ nòng cốt này
Đề ra mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng đại lý.
Để phát triển nghiệp vụ ngân hàng đại lý có hiệu quả , mỗi ngân hàng thương mại quốc doanh phải dựa vào điều kiện của mình để đề ra mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới các ngân hàng đại lý.
Muốn vậy đầu tiên là dựa trên chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ để lựa chọn các nước và khu vực trọng điểm để phát triển mối quan hệ
ngân hàng đại lý. Theo điều kiện hiện nay, như phân tích ở trên, các ngân hàng có thể ưu tiên phát triển màng lưới các ngân hàng đại lý với các nước ASEAN, Mỹ.
Trên cơ sở đã chọn được thị trường mục tiêu chiến lược, các ngân hàng phải chọn lọc một số ngân hàng đại lý chủ chốt có tầm quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho ngân hàng. Muốn chọn được một ngân hàng đại lý chủ
chốt tốt cần phải quan tâm đến những vấn đề sau
Chất lượng quản lý ngân hàng: Tức là đánh giá
+ Năng lực điều hành của Hội đồng quản trị và Ban điều hành;
+ Uy tín và kết quả hoạt động (vị trí xếp hạng khu vực và trên thế giới); + Mức độổn định trong hoạt động Ngân hàng;
+ Chiến lược phát triển hoạt động của Ngân hàng; + Sự hỗ trợ đối với ngân hàng bạn.
Khả năng tài chính của ngân hàng:
Khả năng tài chính của ngân hàng là một trong những tiêu thức quan trọng, tuy nhiên không nên chú ý thái quá đến tầm cỡ tài sản có mà điều quan trọng phải chú ý đến chất lượng tài sản có của Ngân hàng;
Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đại lý:
Thông thường các ngân hàng không đòi hỏi các ngân hàng đại lý cung
ứng toàn bộ các loại sản phẩm và dịch vụ bởi vì nhu cầu về ngân hàng đại lý còn tuỳ thuộc vào sản phẩm chính mà ngân hàng đại lý đang cung ứng cũng như chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Ngoài ra còn phải để ý đến:
+ Các sai sót của Ngân hàng đại lý trong nghiệp vụ giao dịch ở mức tối thiểu;
+ Nhanh chóng giải quyết có hiệu quả và hữu nghị các vấn đề khó khăn phát sinh;
+ Linh hoạt và nhanh chóng đáp ứng các thay đổi theo yêu cầu của các ngân hàng đối tác;
+ Các nhân viên phụ trách theo dõi tài khoản hoặc quan hệ giao dịch cần phải có đủ kiến thức về dịch vụ ngân hàng; có khả năng cung ứng, duy trì các giao dịch với các ngân hàng đại lý một cách có hiệu quả;
+ Chính sách giao dịch kinh doanh phải nhất quán nhằm đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ cung ứng và quan hệ hợp tác lâu dài;
+ Mối quan hệ giao dịch đại lý đặt cơ sở trên sự bảo đảm lợi ích lâu dài cho cả hai bên. Điều này đòi hỏi tinh thần hợp tác và hiểu biết của mọi cấp trong ngân hàng;
+ Có mạng lưới rộng ở trong nước và trên thế giới;
+ Ngân hàng đại lý có khả năng hỗ trợ trong các lĩnh vực: Cải tiến công nghệ ngân hàng; cung ứng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới; đào tạo cán bộ.
Để mối quan hệ ngân hàng đại lý phát triển trên cơ sở bền lâu và cùng có lợi cho hai bên, các ngân hàng thương mại quốc doanh phải đáp ứng những
đòi hỏi của các ngân hàng đại lý đối tác, phải cung cấp các thông tin về ngân hàng cho đối tác kịp thời, đáp ứng các dịch vụ cho các ngân hàng đối tác một cách chu đáo nhất.
Lập hồ sơ theo dõi các ngân hàng đại lý
- Mục đích lậphồ sơ theo dõi hoạt động của các ngân hàng đại lý : + Nhằm hiểu rõ hơn về Ngân hàng đại lý;
+ Cập nhật được hiện trạng và triển vọng quan hệ giao dịch giữa hai bên;
+ Cung cấp thông tin cho lãnh đạo và các phòng chức năng của Ngân hàng khi làm việc, thảo luận với các ngân hàng đại lý về việc hợp tác hai bên;
+ Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế. - Nội dung hồ sơ theo dõi Ngân hàng đại lý:
+ Các số liệu cơ bản về kinh tế - xã hội của nước nơi ngân hàng đại lý
đặt trụ sở chính trong đó có thông tin về mối quan hệ chính trị, kinh tế ; + Các số liệu cơ bản về ngân hàng đại lý:
+ Lịch sử thành lập ngân hàng; + Cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức; + Thành tích hoạt động;
+ Tình hình tài chính;
+ Các quan hệ giao dịch với ngân hàng.
+ Nguồn tài liệu về tình hình các ngân hàng đại lý có thể từ các nơi sau:Từ chính các ngân hàng đại lý; mạng tin Reuter, Internet; tạp chí hoặc báo chí ví dụ như tờ: Financial Times, The Asian Wall Street Journall... ; từ
các cơ quan đánh giá tín nhiệm ngân hàng như: Standard and Poor, Moody’s...
Phối hợp tổ chức tốt công tác thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý + Phối hợp tốt giữa bộ phận phòng ban quản lý công tác ngân hàng đại lý với các bộ phận khác, bất kỳ biểu hiện bất thường nào của ngân hàng đại lý
đều phải được báo cáo nên bộ phận chuyên trách.
+ Tăng cường hiệu quả những buổi làm việc với ngân hàng đại lý. Các
đại biểu tham dự phải có sự chuẩn bịđầy đủ về tư liệu.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời cho ngân hàng đại lý, thể hiện một thái độ hợp tác thiện chí đôi bên cùng có lợi
Xếp hạng ngân hàng đại lý: hầu hết các ngân hàng lớn hàng năm đều tổ chức xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng; mỗi ngân hàng xếp hạng các ngân hàng
đại lý theo một tiêu thức tùy theo quan điểm đánh giá của mỗi ngân hàng. Đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam, việc xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng đại lý trước mắt có thể chưa cấp thiết, nhưng sau này khi hoạt
động kinh doanh quốc tế phát triển thì cũng phải tiến hành công việc này.