Hoàn thiện và phát triển các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 98 - 101)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP RIÊNG

4. Hoàn thiện và phát triển các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Nâng cao chất lượng công tác phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTMQD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thất của ngân hàng trong các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trong thời gian vừa qua là các ngân hàng chưa tổ chức tốt công tác nghiên cứu và phân tích kinh tế cơ bản cũng như thẩm định từng dự án. Xét về mặt lý luận, hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro và có sự cạnh tranh quyết liệt, trong khi đó hoạt động

tín dụng tài trợ thương mại quốc tế lại chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong khi

đó, hiện nay các ngân hàng Việt nam chưa tiến hành một cách thường xuyên công việc phân tích kinh doanh. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng thương mại của ta đều có phương pháp phân tích cùng với một hệ thống chỉ số riêng, tuỳ theo từng quan điểm, tình hình kinh doanh đặc thù Vì coi nhẹ công tác thẩm định dự án, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã chịu tổn thất nặng nề trong việc cho vay nhập các thiết bị xi măng lò đứng, mía đường, bia... Để nâng cao chất lượng tài trợ thương mại quốc tế, các ngân hàng thương mại quốc doanh cần phải nâng cao khả năng phân tích kinh doanh của mình nên. Giải pháp đề nghị là:

Về mặt tổ chức: Từng ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam nên thành lập phòng chuyên trách thực hiện công tác phân tich, nghiên cứu, thẩm

định với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Phòng chức năng này phải có vị trí cao trong ngân hàng, nên đặt dưới sự quản lý trực tiếp của hội

đồng quản trịđể có thểđưa ra những quyết định tài chính đúng đắn.

Về mặt kỹ thuật: Các chỉ số phân tích thường rất phức tạp, có ý nghĩa sâu xa không dễ gì nhận ra bản chất vấn đề qua các con số. Bên cạnh đó, việc tính toán không đơn giản, các số liệu đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên, phải được xử lý một cách khoa học. Chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, hiểu biết căn kẽ về các chỉ số, việc

ứng dụng tin học trong công tác phân tích là bắt buộc.

Xét về quá trình thực hiện: Khi thực hiện thẩm định, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một dự án, cần phải thường xuyên có sự phối hợp với các cơ

quan chuyên môn, các chuyên gia từng ngành nghề chuyên sâu để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thẩm định dự án; xác định trách nhiệm của cán bộ thẩm định dự án. Để thẩm định dự án có hiệu quả, cán bộ thẩm định cần thiết phải xuống thực địa, phân tích kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà ngân hàng tài trợ. Trong những trường hợp cần thiết, cán bộ thẩm định dự án phải tư vấn cho các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu về phương án sản xuất kinh doanh, đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp xuất nhập khẩu với tư cách là người đi vay để

cùng họ phân tích, thẩm định tính khả thi của những dự án đầu tư.

Trong việc thẩm định dự án, đặc biệt làm tốt các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án như: mức sinh lời dự án, khả năng hoàn vốn vay, độ an toàn của dự án.

Đa dạng hoá các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế:

Các loại hình tài trợ thương mại quốc tế có những mặt lợi hại khác nhau đối với người nhập khẩu và xuất khẩu. Để chiếm lĩnh thị trường các ngân hàng thương mại quốc doanh phải mở rộng các hình thức tài trợ thương mại quốc tế; giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những loại hình tài trợ phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể áp dụng một số hình thức tài trợ dưới đây :

-Phát triển nghiệp vụ chiết khấu, thế chấp bộ chứng từ hàng xuất khẩu; - Cấp tín dụng thương mại ngắn hạn thông qua các ngân hàng nhập khẩu: Ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ chọn một số ngân hàng thương mại có uy tín của nước nhập khẩu hàng Việt Nam để ký bản thoả ước ngân hàng, trong đó Ngân hàng thương mại quốc doanh cam kết cấp cho họ một hạn mức tín dụng thương mại ngắn hạn. Dựa trên hạn mức này, các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam sẽ tài trợ cho các nhà nhập khẩu từ Việt Nam và các ngân hàng của các Nhà nhập khẩu này nhận nợ trực tiếp với Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam;

- Tài trợ trực tiếp cho các công ty nhập khẩu hàng hoá của Việt nam thông qua việc chấp nhận chiết khấu hối phiếu cuả nhà xuất khẩu Việt nam trên cơ sở của một L/C trả chậm do ngân hàng của nước nhập khẩu phát hành.

Tăng cường tài trợ xuất khẩu – một biện pháp đa dạng hoá quan trọng

Nhưđã trình bày trong chương 2, lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiều rủi ro nhưng hứa hẹn đem lại nhiều lợi

nhuận. Sau đây là các đề xuất đối với ngân hàng trong việc phát triển hình thức tài trợ này:

Đối tượng tài trợ: bao gồm cả bốn lĩnh vực:

- Đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, đào tạo công nhân, kỹ năng quản lý.

- Tài trợ thu mua, chế biến hàng xuất khẩu. - Hỗ trợ phát triển thị trường.

- Hỗ trợ khác như đăng ký nhãn hiệu, tư vấn kinh doanh.

Phương thức tài trợ

+ Tín dụng thông thường: Cho vay vốn đầu tư xây dựng mới ban đầu, thu mua ….

+ Tín dụng thuê mua: giúp các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, tài sản thế chấp.

Huy động nhiều nguồn vốn:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất được sự quan tâm của nhà nước, do vậy vốn huy động có thể từ : Vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh; Vốn của chính phủ thực hiện qua các ngân hàng thương mại; Vốn tài trợ quốc tế

thực hiện qua các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)