Thực trạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 67 - 69)

- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh

2.6.1. Thực trạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam

sẵn sàng ghi ngày giá trị của các khoản thanh toán trước ngày thực hiện thanh toán (Back value) cho các khoản thanh toán với lãi suất ưu đãi.

Trên thực tế từ năm 1997 đến hết năm 2000, do tình hình lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế tăng mạnh, lãi suất cho vay liên ngân hàng LIBOR, SIBOR tăng khoảng 0,4 % - 0,7% trong năm 1999, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng từng bước nâng lãi suất huy động USD. Trong khi đó huy đồng tiền gửi bằng tiền đồng vẫn với lãi suất thấp, công chúng đã chuyển các khoản tiết kiệm từ VND sang USD. Trong thời gian này nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh (đặc biệt là Ngân hàng ngoại thương Việt nam) đã có nguồn thu lớn từ khoản chênh lệch lãi suất (chênh lệch lãi suất USD giữa lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất gửi tiền tại các ngân hàng đại lý khoảng 1,4 - 1,8 %). Tuy nhiên, đến năm 2001, FED (Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ) 7 lần giảm lãi suất với mức giảm tổng cộng là 3% thì nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh đã gặp khó khăn khi kỳ hạn huy động tiền gửi dài hơn kỳ hạn gửi tiền ở nước ngoài, trong khi lãi suất tiền gửi ở nước ngoài điều chỉnh giảm xuống thì các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn phải trả lãi suất cao cho người gửi ngoại tệ.

2.6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

2.6.1. Thc trng nghip v kinh doanh ngoi t ca các ngân hàng thương mi quc doanh Vit nam thương mi quc doanh Vit nam

Trước năm 1991, ngân hàng Ngoại thương Việt nam được nhà nước giao cho là ngân hàng duy nhất tại Việt nam được thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ đối ngoại và hoạt động này được thực hiện ở phòng kế

hoạch kinh doanh của ngân hàng. Mục đích trong giai đoạn này chỉ để giúp khách hàng XNK Việt nam thanh toán đối ngoại và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước giao. Trong giai đoạn khó khăn do bị Mỹ cấm vận,Vietcombank

còn có các tên khác do phòng kế hoạch kinh doanh đề xuất như HALIBANK, HUASHIN CORP để thực hiện quản lý vốn ngoại tệ trong thời kỳ bị Mỹ cấm vận. Với nhiều lý do khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong giai

đoạn này không thể phát triển. Cuối năm 1991, giao dịch trực tiếp đầu tiên mua/bán ngoại tệ với một ngân hàng ở Singapore qua Telex được thực hiện,

đánh dấu một mốc phát triển đáng nhớ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tháng 09/1992 Vietcombank quyết định mua tin của hãng Reuters hãng tin nổi tiếng về cung cấp giá cả thị trường tiền tệ toàn cầu và tiếp tục trang bị các máy Telex chuyên dụng thể hiện quyết tâm kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank. Tháng 11/1993 lần đầu tiên ở nước ta đã thành lập hai phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing room) của Vietcombank ở Hà nội và thành phố

Hồ Chí Minh. Hai phòng này thực hiện KDNT với trên 50 ngân hàng nước ngoài tại các thị trường Singapore, Hongkong, Tokyo, Frankfurt, Zurich, Paris, London,Newyork…..Năm 1995 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam cấp giấy phép kinh doanh ngoại hối cho các ngân hàng khác đánh dấu một bước ngoặt đối với nhiều ngân hàng. Cũng trong năm này, Vietcombank trang bị thêm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng một hệ thống giao dịch toàn cầu - Reuters dealing service với tốc độ giao dịch gấp khỏang 60 lần Telex. Kể từ năm 1998, Ngân hàng ĐT&PTVN đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối đến 34 chi nhánh trong hệ thống được phép kinh doanh ngoại tệ. Bộ phận mua bán trực tiếp với nước ngoài thực hiện thông qua hệ thống Dealing room 3000, fax, telex và được trang bị màn hình tin Reuters, Telerate 24/24 để theo sát tình hình biến động trên thế giới. Do đòi hỏi của tình hình thực tế, năm 1999 NHNN đưa ra Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 và Quyết định số 65/1999/QD-NHNN7 ngày 25/2/1999, kể từ ngày 26/2/1999, thay bằng việc công bố tỷ giá chính thức, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Trên cơ sở tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, các tổ chức tín dụng được quy định tỷ giá giao dịch không vượt

quá 0,1 % so với tỷ giá này. Việc thay đổi cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá đã tạo quyển chủ động cho các Ngân hàng thương mại trong việc tự quy định tỷ

giá giữa đồng Việt nam với các ngoại tệ khác. Ngày 20.12.2001 Vietcombank thành lập một sàn kinh doanh ngoại tệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ

thống giao dịch và thông tin hiện đại nhất của hãng Reuters và Telerate được thiết lập tại tầng 6 toà nhà Vietcombank Tower, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Việt nam đã chuẩn bị cho một thời kỳ phát triển.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)