Đánh giá thực trạng xây dựng quy chế trả lương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương ở công ty cổ phần VINACONEX 12 (Trang 38 - 40)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG

1. Đánh giá thực trạng xây dựng quy chế trả lương.

1.1. Căn cứ xây dựng phương án trả lương.

Theo Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng Quản trị) phải phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn xây dựng và ban hành quy chế trả lương, trả thưởng trong doanh nghiệp. Quy chế này phải bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn tiền lương, tiền thưởng với năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng người, khuyến khích được người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Quy chế trả lương, trả thưởng phải được phổ biến đến từng người lao động trong doanh nghiệp và phải cùng đăng ký cùng với nội quy lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Luật lao động.

Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 nói trên nhưng về cơ bản những quy định về việc tổ chức xây dựng quy chế trả lương vẫn như cũ.

Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/1/2001 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung các quy định tại hai Nghị định này tương đối phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh

của doanh nghiệp, đã tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền chủ động trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng thể hiện nhiều bất cập và một số tồn tại nhất định. Do đó để cơ chế tiền lương thật sự gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng tính chủ động, linh hoạt, khai thác tiềm năng phát triển của doanh nghiệp phù hợp với tinh thần, nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa IX, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 thay thế Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/1/2001.

Theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước và Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty, và quy chế trả lương của công ty nhà nước được quy định:

Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty, đồng thời phổ biến cho từng người lao động và đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.

Công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quy chế trả lương, công ty trả lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị, bộ phận và cá nhân người lao động. Trường hợp chi vượt quỹ lương thực hiện thì công ty phải hoàn trả phần tiền lương đã chi vượt từ quỹ tiền lương thực hiện của năm sau liền kề.

Căn cứ quyết định số 824/BXD – TCCB ngày 03/12/1990 của Bộ trưởng bộ xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu Tổ chức công ty Xây dựng

Căn cứ nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính Phủ và Công văn số 4320/LĐTBXH – TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn xây dựng quy chế tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ biên bản cuộc họp liên tịch giữa ban giám đốc và thường vụ BCH công đoàn công ty VINACONEX 12 ngày 27/12/2000.

Căn cứ công văn số 117/VNCN – TCLĐ ngày 05/05/2000 về việc tăng cường quản lý LĐTL và nội dung hội nghị và công tác LĐTL do tổng công ty VINACONEX triệu tập họp ngày 08/09/2000.

Theo đề nghị của trưởng phòng tổ chức lao động Công ty VINACONEX 12.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương ở công ty cổ phần VINACONEX 12 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w