Nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công nhân toàn Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp, hoàn thiện quản trị kho nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam (Trang 53 - 55)

II. Kết quả kiểm tra, nghiệm thu:

3.4.Nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công nhân toàn Công ty.

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kho nguyên vật liệu tại Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam.

3.4.Nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công nhân toàn Công ty.

Công ty.

Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng, sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao động cần thiết tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy sự tồn tại, thành bại của một doanh nghiệp liên quan đến con người mà cụ thể chính là nhận thức và trình độ của họ.

Tại Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan - Việt Nam nhìn chung đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất khá lành nghề (số lượng công nhân bậc 1 và 2 chỉ chiếm 11,55%), thái độ và tinh thần làm việc của họ khá tốt, luôn tuân thủ kỷ luật công tác và làm việc, nhưng không phải ai cũng có được những nhận thức đúng đắn như vậy. Vì thế mặc dù trong quá trình lắp ráp động cơ và xe máy có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các phòng, ban kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật nhưng một số công nhân vẫn chưa có ý thức tự giác lao động và tinh thần làm việc cao, làm ảnh hưởng đến tình hình sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguyên vật liệu của công ty. Thêm vào đó một số cán bộ quản trị có trình độ chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo về các nghiệp vụ chuyên môn nên việc điều hành các công việc chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực tế đó cần phải có

các biện pháp nâng cao trình độ, năng lực và nhận thức cho người lao động. Tuy nhiên việc đào tạo cán bộ công nhân phải dựa trên cơ sở xác định nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, phải dựa vào trình độ năng lực hiện có để xây dựng một kế hoạch đào tạo cụ thể, chi tiết, hợp lý, tránh đào tạo tràn lan, không hiệu quả, không phù hợp.

* Biện pháp thực hiện:

Trước hết để thực hiện nâng cao trình độ, năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nguyên vật liệu toàn công ty và công nhân sản xuất, đòi hỏi đội ngũ nhà quản trị cấp cao trong toàn công ty phải nhận thức được vai trò quan trọng và là xu thế tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Kết quả và hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu như thế nào phụ thuộc vào chính nhận thức và trình độ của họ.

- Cán bộ quản trị nguyên vật liệu:

Cử cán bộ quản lý về nguyên vật liệu tham gia vào các khoá học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế dài hạn hoặc ngắn hạn tuỳ theo trình độ và vị trí của từng người. Vì hiện tại nhiều cán bộ dựa vào kinh nghiệm để tiến hành quản trị, có nhiều cán bộ mới chỉ có trình độ chuyên môn chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý bài bản và có hệ thống.

Cần trang bị thêm kiến thức và bồi dưỡng cho họ những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cần nắm chắc nội quy quy chế về quản lý nguyên vật liệu, nắm rõ kế hoạch sản xuất kinh doanh, các thông số kỹ thuật, kinh tế…

Công ty nên tạo điều kiện về mặt thời gian cho các thành viên vừa làm, vừa tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ và vẫn tiến hành trả lương. Ngoài ra, trong quá trình học tập công ty nên có sự hỗ trợ về kinh phí để khuyến khích họ học tập và đem kiến thức, nhiệt huyết phục vụ cho công ty.

- Công nhân sản xuất

Hàng năm cần đào tạo, đào tạo lại, nâng cao bậc thợ cho công nhân, đặc biệt là đối với cồng nhân trong các khâu thiết yếu và quan trọng.

Tuyên truyền và phát động phong trào thi đua sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu giữa các tổ đội với nhau, có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời với những người tìm ra các cải tiến kỹ thuật.

Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục y thức trách nhiệm làm việc của công nhân sản xuất, sao cho mỗi công nhân thấy được rằng làm tốt cho công ty chính là việc

đem lại lợi ích cho chính mình. Từ đó, họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài sản cũng như sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.

Công ty cần có những thông báo những quyết định mang tính văn bản, tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời và thích đáng.

Để thực hiện được những biện pháp trên đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo công ty về vai trò của cán bộ quản trị nguyên vật liệu và công nhân sản xuất, lắp ráp nói chung và hoạt động quản trị nguyên vật liệu nói riêng.

Xây dựng một kế hoạch đào tạo chi tiết, cụ thể, sát với yêu cầu của các kế hoạch trong tình hình mới, dựa trên cơ sở xác định nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong từng thời kì, trình độ năng lực hiện có của toàn công ty.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng công tác đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả của công tác, tránh sự lãng phí về tiền bạc và thời gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp, hoàn thiện quản trị kho nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam (Trang 53 - 55)