Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I-VN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VN

2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I-VN

Với các bạn hàng lâu năm và các mối quan hệ mới được thiết lập trong vài năm gần đây, Công ty đã có những chiến lược cụ thể cũng như các kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển mở rộng uy tín của mình ra hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó thị trường EU và Đông Bắc Á là hai thị trường được chú trọng nhiều nhất. Do nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, Công ty không chỉ ngày càng trở nên uy tín hơn mà còn nâng cao được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty Cp xuất nhập khẩu Tổng Hợp I – VN vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008

Thị trường

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL(tấn) (tấn) TG (Nghìn USD) SL (tấn) TG (Nghìn USD) SL (tấn) TG (Nghìn USD) SL (tấn) TG (Nghìn USD) EU 10.867 10.490 13.823 13.960 15.653 15.920 16.374 16.693 ASEAN 5.229 5.100 7.381 7.948 8.813 8.495 8.826 8.900 Bắc Mỹ 4.228 4.688 5.449 5.147 7.794 7.624 8.932 8.406 Đông Bắc 6.149 6.455 7.967 7.494 9.029 10.733 11.756 11.950

Thị trường khác

4.239 4.054 4.863 4.601 6.758 6.535 6.455 6.554

Tổng cộng 30.712 30.787 39.483 39.150 48.047 49.307 52.343 53.503

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của Công ty

Dựa vào bảng số liệu trên, sau đây là biểu đồ tăng trưởng về tình hình xuất khẩu sang các thị trường khác nhau của Công ty trong giai đoạn 2005-2009

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng về tình hình xuất khẩu sang các thị trường của Công ty từ năm 2005-2009

22.4 36.7 36.7 37.1 35.1 37.2 36.4 20.2 21.3 17.7 18.5 18.9 22.4 22.6 20.2 19.5 12.8 12.9 13.2 11.5 9.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 2009 EU ASEAN Đông Bắc Á Bắc Mỹ

Nguồn: Tác giả tự thu thập từ các thông tin từ Phòng xuất nhập khẩu nông sản Công ty Cp XNK Tổng hợp I - VNd

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Giai đoạn 2005-2009 Đơn vị: Phần trăm Thị trường 2005 2006 2007 2008 2009 EU 36,4 37,2 35,1 37,1 36,7 ASEAN 17,7 18,5 18,9 20,2 21,3 Bắc Mỹ 12,8 12,9 13,2 11,5 9,4 Đông Bắc Á 22,4 20,2 19,5 22,6 22,4 Thị trường khác 10,6 11,2 13,3 8,6 10,2

Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của Công ty

Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I có quan hệ xuất khẩu lâu dài với nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng giai đoạn từ năm 2005-2008, mặt hàng nông sản của Công ty chủ yếu tập trung ở các thị trường lớn như EU và các quốc gia trong khối kinh tế ASEAN, cụ thể gồm có:

• Thị trường EU : tập trung với các quốc gia Đức, Thụy Sĩ, đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty nhưng cũng là một thị trường chứa đầy những thách thức và khó khăn đối với không chỉ Công ty nói riêng mà đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung bởi hệ thống luật pháp và chính sách nhập khẩu tại EU đối với Việt Nam trong thời điểm gần đây hết sức chặt chẽ và khó khăn, cũng như các quy định nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên,nhờ nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng EU, Công ty đã có những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đồng thời thiết lập các mối quan hệ để đưa hàng nông sản của Công ty thâm nhập một cách thành công vào thị trường khó tính này. Kết quả của những chiến lược đó là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty tại thị trường này chiếm 36,4% trong tất cả các thị trường với trị giá là 10.490 nghìn USD năm 2005 và đến năm 2006 con số này tăng lên một cách đáng kể với mức 13.823 nghìn USD chiếm 37,2%. Như vậy, nhìn chung thị trường EU với mức nhu cầu ngày càng tăng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2005-2008 mặc dù khoảng cách giữa các năm là không lớn nhưng là sự tăng dần đều, chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Nếu bắt đầu với 10.490 năm 2005 thì năm 2008 đã đạt được con số đáng ấn tượng với 16.693 nghìn USD trong đó cà phê, hạt tiêu và hạt điều là những mặt hàng nông sản được ưa chuộng nhất tại thị trường này.

• Thị trường ASEAN: Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Công ty với các mặt hàng nông sản như: hạt tiêu và cà phê. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này luôn dao động, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có sự tăng đều và ổn định qua các năm. Năm 2005 tỉ trọng đạt được tại thị trường này là 5 triệu USD với 5.229 tấn nông sản. Trong khi đó vào năm 2006 số lượng đã vượt lên hơn 2000 tấn chỉ trong một năm và trị giá tăng lên là 2.848 nghìn USD. Vào năm 2007 và năm 2008, mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng số lượng xuất khẩu hàng hóa và thị trường này vẫn tăng đều vì Công ty đã có những biện pháp để khắc phục được những ảnh hưởng đó. Với mức sản lượng 8.813 tấn năm 2007 và 8.826 tấn năm 2008 ta đã nhận thấy rõ được mức tăng trưởng này. Ở thị trường này, các quốc gia như Singapore, Indonesia, Malaysia là những nước rất ưa chuộng các hàng nông sản đặc biệt là mặt hàng gạo, lạc và hành của Công ty. Tới năm 2009, thị trường ASEAN đã chiếm tới 21,3%, hơn hẳn so với các thời kì đầu trước đó. Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mạnh hơn nữa tại thị trường này.

• Thị trường Đông Nam Á: Bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc, đây là thị trường đứng thứ hai sau thị trường EU với khởi điểm là 12,8% vào năm 2005 nhưng đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 9,4%, mặc dù trong suốt thời kì từ năm 2005-2007, con số này đã tăng dần đều nhưng bắt đầu từ năm 2008 và năm 2009, thị phần của các nước Đông Nam Á sụt giảm do ảnh hưởng lớn từ sự hội nhập và sự gia tăng mức độ cạnh tranh với các thị trường tiềm năng khác. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam và việc tấn công vào thị trường này dường như dễ dàng hơn so với các thị trường khó tính khác. Với sản lượng là 6.149 tấn năm 2005 và tăng lên gần gấp đôi chỉ sau 3 năm vào năm 2008 con số này đạt mức 11.756 tấn với 11.950 nghìn USD. Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn hạt tiêu và tinh bột là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc ưa chuộng. Dự

đoán trong những năm tới, cà phê và hạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị trường mà Công ty có những chiến lược để đẩy mạnh trở thành thị trường chủ lực.

• Thị trường Bắc Mỹ: đây là thị trường xuất khẩu mà trong đó Mỹ và Mexico là hai quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất. Nếu như năm 2005, sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 4.228 tấn với trị giá gần 5 triệu USD thì đến năm 2006, sản lượng này tăng lên hơn 1000 tấn và đạt trị giá là 5.147 nghìn USD, trong khi đó vào hai năm tiếp theo, năm 2007 và 2008 sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty vào thị trường này đề tăng và Công ty vẫn luôn duy trì tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường này.

• Thị trường khác: Bao gồm một số quốc gia tại Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cơm dừa và hạt tiêu. Tuy sản lượng này còn thấp so với các thị trường khác và đặc biệt là có suy giảm một chút về sản lượng vào năm 2009 so với năm 2008 nhưng sự suy giảm này vẫn là không đáng kể so với trị giá đã đạt được là 6.554 tăng so với 6.535 nghìn USD của 1 năm trước đó.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu qua các năm của Công ty

Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty sang một số nước

Năm Tên Công ty nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 34 - 39)