Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 61 - 65)

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I-VN 3.1.Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm

3.2.3.Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty

Công ty

3.2.3.1. Mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty

Công ty sẽ tập trung phát triển theo những định hướng: kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa, hoạt động đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tập trung ưu tiên đầu tư đầu tư các dự án đang là lợi thế địa lí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bù đắp những khoản vốn Nhà nước giao trên giá trị lợi thế địa lý đất đai Công ty đang quản lý.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty có xu hướng bị thu hẹp và kim ngạch xuất khẩu của Công ty, vì thế mà cũng có sự sụt giảm, tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, cũng năm 2009, để tận dụng thế mạnh là một doanh nghiệp có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu nông sản được Công ty ưu tiên thực hiện nhằm tạo được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới.

Công ty chủ trương phát triển thị trường xuất khẩu nông sản cả về chiều rộng và về chiều sâu.

 Phát triển thị trường về chiều rộng: Bên cạnh những thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim nghạch xuất khẩu của Công ty, khoảng trên 90% như Mỹ, EU, ASEAN, Nga – Đông Âu…thì trong những năm tới, Công ty tiếp tục tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, định vị, xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác, đặc biệt là thị trường châu Phi và Mỹ Latin, nơi mà các mặt hàng nông sản đến từ các doanh nghiệp Việt Nam chưa được biết đến nhiều.

 Phát triển thị trường về chiều sâu: Những mặt hàng cà phê, hạt tiêu, tinh bột sắn, cơm dừa sẽ vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty trong những năm tới tại tất cả các thị trường. Tuy nhiên, Công ty chủ trương trong những năm tới phát triển các mặt hàng truyền thống bằng cách nâng cao tỉ lệ chế biến, giảm tỉ lệ xuất khẩu thô, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn chú trọng cho hoạt động nghiên cứu và xây dựng các nhà máy chế biến để cho ra đời những mặt hàng xuất khẩu mới, nhằm đa dạng hóa danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Công ty.

3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty

Trong những năm tới, phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản là mục tiêu mà Công ty quan tâm hướng tới. Công ty chủ trương đa dạng hóa thị trường và mặt hàng nông sản xuất khẩu, tăng cướng xuất khẩu những mặt hàng nông sản có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản trong những năm tới khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2009.

Và tới năm 2010, để thực hiện được mục tiêu này, Công ty đã đề ra kế hoạch xuất khẩu nông sản theo mặt hàng và theo thị trường năm 2010 và định hướng năm 2011 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của Công ty từ năm 2010 và định hướng cho năm 2011 Mặt hàng KN năm 2010 (nghìn USD) Tỉ trọng năm 2010 (%) KN năm 2011 (nghìn USD) Tỉ trọng năm 2011 (%) Cà phê 24.662 48,64 94.243 55,23 Hạt tiêu 2.629 5,18 12.400 7,6 Hạt điều 12.323 24,3 32.540 19,07 Gạo 8.943 17,64 25.187 14,76 Một số mặt hàng nông sản khác 2.140 4,22 6.257 3,67 Tổng 50.697 100 170.627 100

Nguồn:Kế hoạch xuất khẩu nông sản của Công ty năm 2009- năm 2011

Bảng 3.2: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của Công ty theo thị trường năm 2010 và định hướng năm 2011 Thị trường KN năm 2010 (nghìn USD) Tỉ trọng năm 2010 (%) KN năm 2011 (nghìn USD) Tỉ trọng năm 2011 (%) EU 18.201 40 83.518 43,3 ASEAN 7.100 15,2 26.215 13,59 Bắc Mỹ 5.231 11,2 25.754 13.35 Đông Bắc Á 8.878 19,03 29.021 15,05 Thị trường khác 7.254 14,54 28.298 14,67 Tổng cộng 46.664 100 192.806 100

Năm 2009 là thời kì khủng hoảng kinh tế của các nước trên thế giới và điều này ảnh hưởng không ít tới tình trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng. Những kế hoạch mà Công ty đề ra vào năm 2009 thực tế chỉ được thực hiện khoảng 65%, chính vì vậy, kế hoạch vào năm 2010 này của Công ty được đề ra rõ ràng, và cấp thiết, sao cho có thể bù đắp lại được những gì thiếu hụt của năm 2009. Vẫn tập trung vào thị trường EU nhưng các thị trường khác cũng được chú trọng hơn khi mà Việt Nam đang dần mở rộng quan hệ với hầu khắp các nước trên thế giới thì thị trường đối ngoại của Công ty cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều, và kết quả này vẫn giữ vững cho định hướng năm 2011 tuy số lượng và kim ngạch có tăng lên gần như gấp 4 lần đối với mặt hàng cà phê, gấp 6 lần cho mặt hàng hạt tiêu và hạt điều, gấp ba lần cho gạo và các mặt hàng khác.

Nếu xét về định hướng cụ thể thì Công ty nên tập trung vào một số điểm sau:

 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu:

• Tăng quy mô hàng xuất khẩu thông qua gia công, tạo điều kiện đầu tư vốn, công nghệ, quản lý, chính sách phát triển các loại hàng hóa chủ chốt để giúp Công ty tạo ra các thị trường ổn định và dài hạn

• Đầu tư vào công nghệ để phát triển xuất khẩu hàng hóa truyền thống, đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu và phát triển hàng hóa mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu:

• Với thị trường như Đông Nam Á, Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, Singapore: sản phẩm nông sản được cung cấp với chất lượng cao, đóng gói đẹp mắt và công

• Thị trường Trung Quốc, là một thị trường lớn bởi vì đây là quốc gia có dân số Đông nhất thế giới. Tuy nhiên, giá cả cũng là một vấn đề lớn trong thị trường này.

• Các thị trường Trung Đông, đặc biệt là các nước Châu Phi: hàng hóa xuất khẩu có thể có chất lượng thấp hoặc trung bình đều có thể được chấp nhận.

• Việc nghiên cứu thị trường của Công ty luôn yêu cầu thông tin cập nhật như: Định hướng thị trường, tổng quan về nguồn cung và cầu của thế giới, giá cả….

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 61 - 65)