Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VN

2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nông sản là hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sự biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở Công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty gặp phải khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… Đây là những quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.

Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu. Hiện nay, các nước phát triển đang áp dụng những chính sách ngày càng khắt khe hơn trong việc bảo hộ nền nông nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật, nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường đó.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ thường xuyên có những diễn biến bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà đồng Đô la Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.

Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rườm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp xuất khẩu.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù Công ty đã cố gắng cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt, nhưng điều đó còn phụ thuộc khá nhiều vào bạn hàng của Công ty. Một thực tế dễ dàng nhận ra là các nhà sản xuất còn hạn chế về vốn và khả năng sản xuất còn thấp, do đó họ chỉ dừng lại ở số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của một số mặt hàng nông sản và hoạt động kinh doanh của Công ty ở thị trường quốc tế.. Và đó cũng là lý do Công ty phải bỏ qua nhiều hợp đồng có giá trị vì không đạt được chất lượng như yêu cầu của khách hàng. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho hoạt động xúc tiến thương mại và phát triền thị trường của Công ty chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Công ty.

Là một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và gạo hàng đầu của nhà nước, có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng đến nay Công ty vẫn chưa có một phòng marketing đúng nghĩa. Nguồn thông tin của Công ty chủ yếu dựa trên những nghiên cứu và dự đoán của Bộ Công Thương, những nghiên cứu và dự đoán của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước do vậy nguồn thông tin còn mang tính chung chung, chưa cụ thể với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.

Nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ, do vậy dự trữ là công tác cần thiết để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định nhưng công tác dự trữ tại Công ty chưa cao, nhất là trong giai đoạn trái mùa trong khi các hợp đồng xuất khẩu lại được ký kết thường xuyên và liên tục vào các thời điểm trong năm. Điều này làm cho một số trường hợp của Công ty không đủ nguồn hàng xuất khẩu phải thu mua hàng với giá cao hoặc phải xuất khẩu ủy thác.

Do mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu dưới dạng thô nên không tạo được sức mạnh về cạnh tranh trên thị trường, chẳng hạn đối với mặt hàng cà phê, có thể hàng năm Công ty xuất khẩu không dưới 15000 tấn nhưng tất cả chỉ ở dạng thô chưa qua chế biến, do vậy trị giá xuất khẩu thu được còn hạn chế. Trong khi đó, sản phẩm cà phê hòa tan được ưa chuộng trên thế giới bởi tính tiện dụng của nó thì Công ty lại không có. Nếu Công ty nắm bắt được xu thế này mà chú trọng đầu tư thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều. Mặc dù Công ty đã xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở các tỉnh thành khác nhưng hiệu quả của các nhà máy này còn hạn chế do việc đầu tư đổi mới công nghệ còn chưa đồng bộ.

Công ty thiếu nguồn nhân lực chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu và thiếu sự chuyên môn hóa trong hoạt động giữa các phòng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 51 - 53)