CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I-VN 3.1.Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới.
Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực, tăng nhanh cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu, phấn đầu đến năm 2010 có kim ngạch từ 7-8 tỉ USD, nâng cao vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó,Nhà nước còn khuyến khích các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản.
Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng
chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.
Từ những định hướng trên, mục tiêu đặt ra cho nhà nước ta là:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,6%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỉ USD
- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm – thủy sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0%, và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%; thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 24%; thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%; thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
- Đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực:
Đối với cà phê : Mặc dù đây là mặt hàng có sản lượng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nhưng Việt Nam có chủ trương phấn đấu đến năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 420.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 700 triệu USD và chiếm 8,2% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này thì Việt Nam chú trọng đầu tư phát triển loại cà phê hòa tan dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp hoặc thông qua hình thức thu hút nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài.
Đối với cao su: Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 có thể tăng lên 700 triệu USD, sản lượng đạt 300.000 tấn tuy nhiên nhu cầu đối với mặt hàng này được dự báo là tăng chậm, giá có xu hướng giảm.
Về hạt điều : Các thị trường tiềm năng đối với mặt hàng này là thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Australia. Giá của mặt hàng này tương đối cao và có xu
hướng ổn định. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng hạt điều xuất khẩu đạt 60.000 tấn đạt 300 triệu USD, chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
Về lạc nhân : Xuất khẩu trên thị trường thế giới đạt 205.000 tấn năm 2010 đạt 150 triệu USD và đây được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Về hạt tiêu : Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất trên thế giới với sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới đến năm 2010 là 40.000 tấn đạt 150 triệu USD, trong đó EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông là những thị trường truyền thống của mặt hàng này.