Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 75 - 79)

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I-VN 3.1.Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm

3.4.3.Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào môi trường pháp lý. Vì vậy, để khuyến khích cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, nhà nước nên:

- Mở cửa thị trường kinh doanh, khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động giao lưu văn hóa.

- Cải cách và hiện đại hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, vì hàng nông sản mang tính chất thời vụ, kéo dài thời gian thông quan sẽ làm cho chất lượng của hàng nông sản có nguy cơ giảm sút.

- Nhanh chóng hoàn thiện chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường, mở rộng các hình thức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Điều chỉnh giá phù hợp, đồng thời đưa ra chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để hạn chế rủi ro khi kinh doanh xuất khẩu

- Ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nước đối tác.

- Xây dựng chương trình dự báo và các dự án đẩy mạnh xuất khẩu theo hàng.

KẾT LUẬN

ngừng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Cũng chính sự kiện này đã tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải nỗ lực không ngừng. Trong đó, phát triển và nâng cao hơn nữa hoạt động xuất khẩu là mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển đất nước Việt Nam theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

Việt Nam là một quốc gia được biết đến với lợi thế rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I – VN là một doanh nghiệp trực thuộc bộ Công Thương, có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản từ nhiều năm nay đã tạo lập cho mình một vị trí tương đối vững vàng trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Khi thị trường trên thế giới lien tục xảy ra những biến động không nhỏ đặc biệt là những ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, Công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I – VN phải đối mặt với những khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh vốn là thế mạnh của mình. Việc đưa ra nhứng giải pháp để giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn này đang trở thành một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhận thức được vấn đề đó, cùng với sự quan tâm và lòng mong muốn được đóng góp ý kiến vào sự nghiệp phát triển chung của công ty, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Cty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ VN (Trang 75 - 79)