Biến động năm 2009

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 45 - 48)

Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ. Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các ngân hàng là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ đặc biệt

tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12/3, các NHTM công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm.

Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, các NHTM vẫn tiếp tục tranh tăng lãi suất huy động tiền đồng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động tiền đồng đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi từ 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTMNN, lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 7,3%/năm, 6 tháng là 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTMCP, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Cuối tháng 5, lãi suất huy động bằng tiền đồng tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An Bình, mức lãi suất đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Người gửi tiền được hưởng lãi suất kỳ hạn 18 tháng 9%/năm, 24 tháng 9,2%/năm, 36 tháng 9,4%/năm và 60 tháng 9,5%/năm.

Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và cao nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Maritime Bank lãi suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến,5%. Với HDBank, ngay khi lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng này cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao là 9,1% và 9,3%. Tiếp sau đó, các NHTM đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi suất huy động thêm 0,3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8/2009 lãi suất huy động vốn tiền đồng đã lên tới đỉnh là 10,3%.

Đến đầu tháng 11/2009 nhóm NHTMCP điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động đôla Mỹ từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn.Lãi suất của các ngân hàng đã lên tới 9,99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.

Tháng 12/2009, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh cao nhất 12%, nhưng do vẫn còn hỗ trợ lãi suất nên phần thực trả của doanh nghiệp chỉ khoảng 8%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân tối đa phổ biến 15 – 17%/năm, tương đương mức lãi cao nhất (16,2 – 16,6%/năm) thực hiện trong các năm 2005, 2006, 2007.

Lãi suất năm 2009 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng i s uấ t

Lãi suất huy động VNĐ từ 2005-2009

0 5 10 15 20 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T1 0 T1 1 T1 2 Tháng i suấ t Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hình 2.11: Lãi suất huy động vốn năm 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng.

Hình 2.12

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm. Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gửi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn không chỉ đến với NHTM mà cả đối với NHNN. Bởi lẽ, nếu giữ nguyên hoặc hạ lãi suất cơ bản để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì phải đối mặt với áp lực cung cầu vốn trên thị trường. Và điều này lại mâu thuẫn với việc nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn cho ngân hàng.

Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo vệ sự ổn định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm một đồng thì vòng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần.

Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)