Hạn chế rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 82 - 84)

Theo chiến lược phát triển của NHTM, ngân hàng đang rơi vào chu kỳ lãi suất giảm, kỳ vọng khả năng sinh lời cao trong những năm qua đã bắt đầu chững lại và sẽ kết thúc, nhất là đối với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Và trong chu kỳ như vậy vấn đề đặt ra là rủi ro về lãi suất sẽ rất lớn. Vì vậy, có thể hạn chế rủi ro lãi suất bằng cách:

 Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng giao sau do không cân xứng tài sản “nợ” và tài sản “có”, thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn lãi suất. Tuy các công cụ này đã có mặt ở một số ngân hàng nhưng chưa được triển khai mạnh ở các ngân hàng Việt Nam mà hầu như chỉ mới có những chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai như HSBC, ANZ, Citibank.

 Sử dụng một chính sách linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng, có thể thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.

 Thực hiện việc dự báo lãi suất, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như cung cầu về vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ.

 Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn), để khi lãi suất thị trường có chiều hướng tăng thì ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.

 Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản “nợ” với tài sản “có” bằng hệ số rủi ro lãi suất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua việc phân tích những rủi ro mà các NHTM Việt Nam đang gặp phải, cùng với những định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng, những thách thức trong quá trình hoạt động kinh doanh và hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam cần phải xây dựng, hoàn thiện những giải pháp cụ thể để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. Nguyên nhân rủi ro do chính bản thân ngân hàng sẽ được phòng ngừa qua các quy trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được những rủi ro. Bên cạnh những biện pháp đã nêu đứng trên góc độ của của cơ quan quản lý-chính phủ, góc độ của NHNN và góc độ của các NHTM. Trong chương 3 cũng đã đề cập nhiều đến việc phòng ngừa rủi ro thông qua việc vận dụng các công cụ phái sinh, giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh. Nếu các sản phẩm phái sinh được kiểm soát tốt sẽ giảm thiểu rủi ro không chỉ cho ngân hàng mà cho cả doanh nghiệp. Xây dựng nguồn nhân lực tốt có kiến thức chuyên môn, am hiểu, và có đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của ngân hàng nói chung và công tác quản trị rủi ro nói riêng.

Ngoài ra, với vai trò định hướng, điều tiết và giám sát cho toàn hệ thống thì NHNN cần đưa ra các biện pháp, các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý ổn định có định hướng tương lai, giúp các NHTM Việt Nam hoạt động một cách an toàn, ngày càng vững mạnh hơn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng, là một trong những kênh huy động và điều hòa nguồn vốn chính của nền kinh tế, đồng thời cũng là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và quản lý kinh tế của nhà nước. Sự tăng trưởng và phát triển ổn định của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Đặc biệt, không chỉ ở lĩnh vực sản xuất mà nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại điện tử, bán lẻ, chứng khoán, viễn thông,... phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ ngân hàng. Cho nên, chỉ cần có bất cứ sự bất ổn nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đất nước. Mặt khác, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rất nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro: rủi ro về quy trình nghiệp vụ - rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro quản trị, rủi ro về hệ thống thông tin, về con người, rủi ro liên quan đến khách hàng, đến đối tác của khách hàng... Vì thế, việc quản trị hoạt động ngân hàng nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại luôn là một trọng tâm đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới.

Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại hiện nay đang là bức xúc trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Do đó, cần phải nắm rõ nguyên nhân để lường trước những rủi ro và xác định những biện pháp đối phó, khắc phục hợp lý nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Từ đó, các ngân hàng thương mại có cơ sở để phát triển một cách bền vững. Điều này góp phần rất lớn thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày càng thịnh vượng.

Song, do vấn đề quản trị rủi ro là một lĩnh vực rộng lớn nên trong quá trình phân tích, trình bày không tránh được những thiếu sót.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc cần đến ngoại lực bên ngoài là tất yếu khách quan. Nhưng, chúng ta hy vọng rằng với những bước đi hợp lý, các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ, công tác kiểm soát và quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo an ninh tài chính, tạo thế và lực trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 82 - 84)