Tình hình đầu năm 2010

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 54)

Từ cuối năm 2009 đến nay, tỷ giá chính thức của đôla Mỹ so với tiền đồng đã được NHNN đều chỉnh hai lần về biên độ và tỷ giá công bố. Sự điều chỉnh này đã khiến tiền đồng mất giá khoảng 8,86% so với đôla Mỹ, đồng thời chêng lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do có lúc từng lên tới trên 1.000 đồng/USD, đã được thu hẹp.

Từ ngày 11/2/2010, NHNN đã quyết định áp dụng tỷ giá mới giữa đôla Mỹ và tiền đồng. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng điều chỉnh từ mức 17.941 đồng/USD lên 18.544 đồng/USD, tăng khoảng 3,3%. Với biên độ tỷ giá hiện nay là +/- 3%, tỷ giá giao dịch tối đa mà các tổ chức tín dụng được áp dụng là 19.100 đồng/USD. Theo NHNN, mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá là nhằm cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ đã góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Sau khi NHNN áp dụng tỷ giá mới, hầu hết các NHTM đã điều chỉnh tăng dần giá mua và bán đôla Mỹ. Tại Eximbank, tỷ giá giao dịch: mua vào 18.600 đồng/USD, bán ra 19.100 đồng/USD, tăng 125 đồng/USD (mua) và 621 đồng/USD (bán) so với ngày 10/2/2010; tương tự Vietcombank là 18.600 - 19.000 đồng/USD; ABBank là 19.000 - 19.100 đồng/USD… Trên thị trường tự do, giá đôla Mỹ cũng đã nhích dần lên theo giá của các NHTM, xoay quanh mức 19.500 - 19.600 đồng/USD, tăng 300 - 400 đồng so với ngày 10/2/2010. Hiện khoảng cách giữa giá trong ngân hàng và ngoài thị trường tự do chỉ còn trên 300 đồng (các ngày trước là 1.000 đồng).

Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là điều tất yếu, nằm trong dự báo của các chuyên gia. Điều này sẽ giúp thị trường ngoại hối tránh được hiện tượng 2 giá; tiền đồng được định giá gần với giá trị thực (giá thị trường) hơn.

Tính riêng trong ngày 9/4/2010, tỷ giá phổ biến được các NHTM công bố là 19.080 đồng/USD trong khi trên thị trường tự do, giá bán ra đôla Mỹ cũng chỉ ở mức 19.130 đồng/USD, chênh lệnh nhau chỉ 50 đồng/USD. Đây có thể coi là một thành công của các cơ quan quản lý khi điều chỉnh tỷ giá theo hướng phản ánh quan hệ cung cầu, làm giảm được sự căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và tự do có xu hướng giảm.

Tất nhiên, với tỷ giá mới tăng lên doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp ít nhiều khó khăn do phải bỏ ra nhiều tiền đồng hơn để mua đôla Mỹ thanh toán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có khoản vay bằng ngoại tệ cũng khá căng thẳng khi tiền vay sẽ tăng trong lúc chưa có thời gian để thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cho khoản vay này. Tuy nhiên, mặt tích cực vẫn nhiều hơn. Các NHTM sẽ mua được nhiều đôla Mỹ hơn, từ đó nguồn cung đôla Mỹ của các NHTM sẽ tăng lên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cân đối ngoại hối sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)