0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN (Trang 31 -34 )

Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và mang tính bền vững cao ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay thì còn phải chú trọng đến công tác thu nợ, một khoản nợ được thu đúng thu đủ như trong hợp đồng tín dụng thoả thuận thì ngoài việc nói lên uy tín của khách hàng còn phải nhắc đến sự thành công của công tác thu hồi nợ. Muốn thu hồi

0 500000 1000000 1500000 triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn Trung hạn

nợ tốt đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá khả năng trả nợ và xếp loại khách hàng một cách tương đối chính xác (đưa khách hàng vào từng nhóm có mức rủi ro khác nhau), từ đấy có kế hoạch giám sát khách hàng, nhắc nhở kịp lúc giúp thu hồi nợ một cách tốt nhất. Do đó công tác thu hồi nợ cũng trực tiếp nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Bảng 7 : Phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 171,047 333,741 778,633 162,694 95.12 444,892 133.3

Nông nghiệp 134,386 186,231 393,960 51,845 38.57 207,729 111.54 Sản xuất kinh doanh 24,995 24,316 168,132 - 679 - 2.71 143,816 591.44

Góp 11,666 13,078 19,923 1,412 12.1 6,845 52.33 Cho vay khác 110,116 196,618 110,116 86,502 78.55 Trung hạn 83,589 82,282 225,530 - 1,307 - 1.56 143,248 174.09 Nông nghiệp 8,876 21,858 93,350 12,982 146,26 84,474 386.47 Góp Cán bộ công nhân viên 31,296 35,142 54,828 3,846 12.29 23,532 66.96 Góp Kinh doanh nông thôn 12,839 23,116 46,810 10,277 80.05 23,694 102.5 Cho vay khác 30,578 2,166 30,542 - 28,412 - 92.92 28,376 1310.06 Tổng 254,636 416,023 1,004,163 161,387 63.38 588,140 141.37

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

Bảng 7 và bảng 8 cho ta thấy, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, quá trình thu nợ của Ngân hàng cũng ngày càng tăng theo, cụ thể:

- Năm 2006 tổng thu nợ là 416,023 triệu đồng tăng 63,38% so với năm 2005 với số tiền là 161,387 triệu đồng, và năm 2007 doanh số thu nợ tăng 141.37% so với năm 2006 với số tiền là 588,140 triệu đồng. Điều này thể hiện khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn .

- Sự làm tăng doanh số thu nợ là sự góp phần đồng đều của sự tăng lên doanh số thu nợ ngắn hạn và thu nợ trung hạn như:

+ Tình hình thu nợ ngắn hạn trong 3 năm qua đạt kết quả khả quan tương ứng với sự tăng trưởng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng cao, năm 2005 thu được 171,047 triệu đồng, năm 2006 thu được 333,741 triệu đồng thì đến năm 2007 tăng lên 778,633 triệu đồng; so với năm 2006 tăng thêm 444,892 triệu đồng tức tăng với tốc độ tăng thêm là 133.3%. Kết quả này có được một mặt là do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt) nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn có nhiều thuận lợi.

+ Tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao qua từng năm như vậy thì doanh số thu nợ trung hạn trong 3 năm qua lại khác. Năm 2006, doanh số thu nợ giảm so với năm 2005 tuy giảm không đáng kể nhưng vì doanh số

cho vay trung hạn năm 2006 tăng nên điều này cũng đáng lưu ý; nhưng việc giảm doanh số thu nợ năm này là nằm trong chủ trương của Ngân hàng, Ngân hàng tập trung vào cho vay mà không tập trung nhiều vào vấn đề thu nợ nữa khi những khoản nợ này vẫn là nợ trong hạn. Nhưng đến năm 2007, doanh số thu nợ trung hạn lại tăng cao, tăng 174.09% tức tăng thêm 143,248 triệu đồng so với năm 2006; nguyên nhân cũng từ chủ trương của Ngân hàng là tăng đều tất cả các mặt vào năm này.

Bảng 8 : Phân tích cơ cấu doanh số thu nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Cơ cấu từng loại doanh số thu nợ (%)

2005 2006 2007

Ngắn hạn 171,047 333,741.2 778,633 67.17 80.22 77.54

Nông nghiệp 134,386 186,230.6 393,959.9 78.57 55.80 50.60 Sản xuất kinh doanh 24,995 24,315.8 168,132.1 14.61 7.29 21.59

Góp 11.666 13,078 19,922.9 14.61 3.92 2.56 Cho vay khác 0 110,116.8 196,618.5 32.99 25.25 Trung hạn 83,589 82,282.7 225.529.5 32.83 19.78 22.46 Nông nghiệp 8,876 21,858.4 93.349.7 10.62 26.57 41.39 Góp Cán bộ công nhân viên 31,296 35,141.9 54,828.1 37.44 42.71 24.31

Góp Kinh doanh nông

thôn 12,839 23,116.1 46,809.7 15.36 28.09 20.76

Cho vay khác 30,578 2,166.3 30,542.1 36.58 2.63 13.54

Tổng 254,636 416,023.90 1,004,163 100 100 100

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

- Và để biết chi tiết hơn về doanh số thu nợ trong 3 năm qua của Ngân hàng ta đi vào xem xét một vài số liệu đáng lưu ý:

+ Trong cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn thì chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nợ trong cho vay nông nghiệp với tỷ trọng lần lượt trong 3 năm là 78.57% năm 2005, 55,8% năm 2006, 50.6% năm 2007. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tỷ trọng này lại giảm qua từng năm vì vào 2 năm 2006 và 2007 tình hình thu nợ của loại hình cho vay khác và cho vay sản xuất kinh doanh khả quan, đặc biệt vào năm 2007 tốc độ tăng trong doanh số thu nợ của loại hình cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn là rất cao – tăng thêm 591.44%. Tuy doanh số thu nợ của loại hình cho vay góp chợ lại tăng không đáng kể nhưng nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua rất khả quan, có được điều này là do những năm qua tình hình nông nghiệp của tỉnh phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

+ Trong cơ cấu doanh số thu nợ trung hạn 3 năm qua của Ngân hàng lại có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như 2 năm 2005 và 2006 doanh số thu nợ của cho vay góp cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất thì năm 2007 loại hình có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất là loại hình cho vay nông nghiệp với tỷ trọng là 41.39% vị trí này tương ứng với vị trí cao nhất của doanh số thu nợ của loại hình cho vay này trong tổng doanh số thu nợ trung hạn.

- Tổ tín dụng tập trung vào công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợ ở tất cả loại hình đều tăng, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.

- Do cho vay trung hạn góp cán bộ công nhân viên và mua xe trả góp tăng mà đây là những loại hình trả vốn và lãi chia đều hàng tháng nên công tác thu nợ ổn định và doanh thu nợ cũng tăng nhanh ở loại hình này

- Mặt khác kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh như: gạo, rau quả đông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, may mặc,… tăng lên đáng kể, vốn vay phục vụ cho nông nghiệp được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Doanh số thu nợ ngắn hạn của góp chợ tăng không nhiều, đây là điều đáng lo ngại cho ngân hàng vì doanh số cho vay góp chợ luôn tăng. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa ngày càng tăng, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng, khách hàng của ngân hàng buôn bán nhỏ ở các chợ, khu thương mại bị thất thu, nên quá trình trả nợ còn chậm trể; bên cạnh đó, do nhu cầu vay vốn ở thời điểm gần tết cũng gần thời điểm khóa sổ của ngân hàng nên số tiền vay chưa đến hạn trả.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN (Trang 31 -34 )

×