Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
Đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm, dựa vào bảng 11 ta thấy:
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn ở Ngân hàng Mỹ Xuyên trong giai đoạn 2005-2007 cũng đã có những thay đổi.
- Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2005 là 1,285 triệu đồng, sang năm 2006 là 1,127 triệu đồng, giảm 158 triệu đồng không đáng kể; tuy nhiên đến năm 2007, tổng dư nợ quá hạn lại tăng lên 3.046 triệu đồng, tăng thêm 1,919 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 170.27% so với năm 2006. Nợ quá hạn gia tăng luôn là một vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các Ngân hàng.
- Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể ta có thể thấy như sau:
+ Nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng cũng theo xu hướng chung của Ngân hàng đó là xu hướng gia tăng hàng năm. Cụ thể, nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2005 là 272 triệu đồng, còn nợ quá hạn năm 2006 là 621 triệu đồng tăng thêm 349 triệu đồng . Và đến năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục tăng thêm 287 triệu đồng lên thành 908 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 46.21%.
+ Trong khi đó, nợ quá hạn trung hạn lại có sự biến động khi mà nợ quá hạn trung hạn năm 2006 là 506 triệu đồng giảm đi một nửa so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì nợ quá hạn trung hạn lai tiếp tục tăng lên 2.138 triệu đồng, tăng thêm 1,632 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 322.52%.
Ở bảng 12, ngoại trừ năm 2006, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn cao hơn nợ quá hạn trung hạn tuy không nhiều, còn 2 năm còn lại có thể thấy nợ quá hạn trung hạn chiếm trong tổng dư nợ quá hạn trong 2 năm này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ quá hạn ngắn hạn. Và trong thành phần nợ quá hạn trung hạn thì cho vay trung hạn phục vụ cho kinh doanh nông thôn có tổng nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Xem xét các số liệu cụ thể, ta thấy:
- Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2005 là 21.17%, sang năm 2006 tăng đột biến 55.1% nhưng đến năm 2007 lại giảm chỉ còn là 29.8% trong tổng dư nợ quá hạn. Sở dĩ có sự tăng đột biến vào năm 2006 là vì vào năm này tổng nợ quá hạn và nợ quá hạn trung hạn đều giảm chỉ có nợ quá hạn ngắn hạn là tăng so với năm 2005. Đây là kết quả của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn.
- Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đối theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn ở năm 2005 là 78.83%, đến năm 2006 chỉ còn 44.9% nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ này lại tăng lên là 70.19%.
Bả
ng 11 : Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 272 621 908 349 128.3 287 46.21
Nông nghiệp 119 221 299 101 84.87 79 35.9
Sản xuất kinh doanh 146 394 580 248 169.86 186 47.2
Góp 7 6 8 - 1 -14.28 2 33.3
Cho vay khác 21 21
Trung hạn 1,013 506 2,138 - 507 - 50.04 1,632 322.52
Góp Cán bộ công nhân viên 381 179 190 - 202 - 53.01 11 6.14 Góp Kinh doanh nông thôn 632 327 1,495 - 305 - 48.25 1,168 357.15 Cho vay khác 70 70 Tổng 1,285 1,127 3,046 - 158 - 12.3 1,919 170.27
(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)
Bảng 1 2 : Phân tích cơ cấu nợ quá hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Cơ cấu từng loại doanh số cho vay (%)
2005 2006 2007
Ngắn hạn 272 621 908 21.17 55.1 29.8
Nông nghiệp 119 221 299 43.75 35.59 32.93
Sản xuất kinh doanh 146 394 580 53.68 63.45 63.89
Góp 7 6 8 2.57 0.96 0.87
Cho vay khác 21 2.31
Trung hạn 1,013 506 2,138 78.83 44.9 70.19
Nông nghiệp 383 17.91
Góp Cán bộ công nhân viên 381 179 190 37.61 35.75 8.9 Góp Kinh doanh nông thôn 632 327 1,495 62.39 64.25 69.93
Cho vay khác 70 3.26
Tổng 1,285 1,127 3,046 100 100 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)
B
iểu đồ 4 : Biểu đố thể hiện tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng
0 1000 2000 3000 4000 triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn Trung hạn Tổng
Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn trung hạn luôn cao hơn nợ quá hạn ngắn hạn là vì loại hình cho vay trung hạn chủ yếu của Ngân hàng Mỹ Xuyên là cho vay góp và phân kỳ để thu lãi và gốc nên chỉ cần 1 kỳ nào đó khách hàng không kịp trả nợ đúng hạn của kỳ đó thì dù những kỳ trước luôn trả đủ nhưng theo quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tất cả các số dư còn lại của khách hàng đó đều là nợ quá hạn.
- Trong thành phần nợ quá hạn ngắn hạn thì tương ứng với việc nợ quá hạn ngắn hạn của cho vay nông nghiệp giảm lần lượt qua từng năm thì nợ quá hạn của lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh lại tăng đều qua từng năm. Cụ thể: nợ quá hạn nông nghiệp năm 2005 là 119 triệu đồng chiếm tỷ trọng 43.75% thì năm 2006 tỷ trọng này là 35.59% tương ứng với 221 triệu đồng và sang năm 2007 thì tiếp tục giảm chỉ còn 32.93% tương ứng 299 triệu đồng. Trong khi đó, tỷ trọng của nợ quá hạn sản xuất kinh doanh lại tăng qua từng năm với tỷ trọng lần lượt là 53.68%, 63.45% và 63.89%. Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh ta là nền kinh tế nông nghiệp, thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh của tỉnh ta luôn hoạt động không ổn định, thu nhập cũng không ổn định nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng không ổn định; bên cạnh đó cho vay sản xuất kinh doanh là một mảng mới của Ngân hàng Mỹ Xuyên, chủ yếu cho vay sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ nên không ít khách hàng trong số đó là kinh doanh theo kiểu tự phát, theo phong trào nên hiệu quả và thu nhập thường không ổn định dẫn đến khả năng trả nợ không đảm bảo. Mặt khác, Ngân hàng cho vay nông nghiệp ngắn hạn chủ yếu là cho bà con nông dân vay để có vốn phục vụ cho vụ mùa, thu nhập của bà con cũng theo mùa vụ nên ổn định trừ những trường hợp bà con sản xuất không hiệu quả, nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng được đảm bảo ổn định. Từ những nguyên nhân đó nên nợ quá hạn của loại hình cho vay ngắn hạn phục vụ nông nghiệp luôn thấp hơn loại hình cho vay sản xuất kinh doanh.
- Tương tự, dư nợ quá hạn của các khoản cho vay góp kinh doanh nông thôn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua từng năm trong tổng dư nợ quá hạn trung hạn. Ở năm 2005 tỷ trọng là 62.39%, đến năm 2006 tăng lên thành 64.25%; và sang năm 2007 con số này là 69.93%. Nguyên nhân của vấn đề này một phần giống như nguyên nhân chung của tình hình nợ quá hạn trung hạn; phần khác là do người nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên có một số sử dụng nguồn vốn kinh doanh không hiệu quả cao dẫn đến không có đủ khả năng trả nợ.
- Bên cạnh đó, nợ quá hạn của loại hình cho vay góp cán bộ công nhân viên trong tổng nợ quá hạn trung hạn tuy giảm qua từng năm nhưng vẫn ở mức cao, vào năm 2005 nợ quá hạn loại hình này là 381 triệu đồng, giảm xuống còn 179 triệu đồng vào năm 2006 và có tăng lên một ít vào năm 2007 khi tăng lên 190 triệu đồng. Nguyên nhân cũng tương tự như nguyên nhân làm nợ quá hạn của loại hình góp kinh doanh nông thôn ở mức cao đó là do Ngân hàng cho vay góp trả nợ phân kỳ, tuy những người thuộc nhóm khách hàng này có thu nhập ổn định nhưng lại chỉ ở mức trung bình chỉ cần một biến động vào một kỳ nào đó đối với nhóm khách hàng này khiến không thể trả nợ vào kỳ đó thì sẽ khiến số dư nợ quá hạn của Ngân hàng ở loại hình cho vay này tăng lên mặt khác đây cũng là loại hình cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo nên rủi ro đối với Ngân hàng là không nhỏ. Tuy nhiên, đây là mảng cho vay mang lại hiệu quả cho Ngân hàng tuy khá phức tạp, do đó cán bộ tín dụng và ban quản trị cần phải quan tâm giám sát chặt chẽ hơn, việc thu nợ trong từng kỳ phải được thực hiện nghiêm túc đúng kế hoạch.
- Và trong tổng nợ quá hạn trung hạn có một điểm đáng lưu ý là nợ quá hạn ở loại hình cho vay nông nghiệp phát sinh vào năm 2007 với số tiền là 383 triệu đồng. Nguyên nhân là do những năm gần đây, tình hình sản xuất, nuôi trồng của người dân trong tỉnh có nhiều khó khăn, bên cạnh những khó khăn do thiên tai, lũ lụt người dân tỉnh An Giang còn gặp phải khó khăn khi xảy ra những vụ kiện cá basa, tôm… làm cho thu nhập của người dân bấp bênh, có người còn lâm vào tình trạng phá sản nên khó có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.