1. Kiến thức
- Hs hiểu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; - Biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể hoạt động xã hội của bản thân.
- Biết vận động bạn bè, anh chị em, tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Thái độ
- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành ở hs năng lực tự học, giao tiếp, tự đánh giá bản thân và bạn bè về chuẩn mực đã học.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy: Sgk, sgv gdcd 6 ; tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
2. Trò: Đọc trước truyện đọc và trả lời gợi ý trong sgk; tìm những biểu hiện tích cực, tự giác
tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của học sinh.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)
+ Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Nêu một số biểu hiện của lịch sự tế nhị. + Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới (1/)
Gv tổng kết nội dung bài trước và giới thiệu bài mới
b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Phân tích truyện đọc (11/)
- Hs đọc truyện đọc trong sgk; - Gv nêu câu hỏi:
? Qua truyện trên, em thấy Trương Quế Chi suy nghĩ và ước mơ những gì
? Ước mơ đã thôi thúc bạn Trương Quế Chi học tập như thế nào
? Kết quả bạn Quế Chi đạt được ra sao
? Theo em, đối với mỗi người, ước mơ quan trọng như thế nào
- Kết luận: Ước mơ là động lực thôi thúc mỗi người không ngừng cố gắng . Ước mơ càng lớn, càng mạnh mẽ thì càng thôi thúc con người vượt khó vươn lên...vv
* HOẠT ĐỘNG 2: Thế nào là tích cực, tự giác trong