- Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính: Các nhóm chỉ tiêu này đã
3.3 Một số kiến nghị
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp nói chung và trình độ quản trị tài chính nói riêng. Do đó tầm trọng của công tác phân tích tài chính ngày càng được khẳng định nên các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiến hành các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của mình. Để làm được điều đó, ngoài việc áp dụng những giải pháp đối với công tác phân tích tài chính, còn cần có sự giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa của Nhà nước và các bộ ngành liên quan.
Kiến nghị với các bộ ngành:
- Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng bậc nhất trong phân tích tài chính. Tuy nhiên do chế độ kế toán của nước ta còn có những điểm chưa phù hợp, lại thường xuyên sửa đổi nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các thông tin trên các báo cáo. Để tạo điều kiện cho việc cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác Bộ Tài chính cần nhanh chóng ban hành một chế độ kế toán phù hợp và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ việc lập các báo cáo tài chính theo một trình tự thống nhất.
- Hiện nay, công tác phân tích tài chính vẫn chưa được các doanh nghiệp thực sự coi trọng, trình độ cán bộ phân tích còn nhiều yếu kém. Do đó Bộ tài chính nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ tài chính và cán bộ quản lý ở các Công ty để vừa
nâng cao nhận thức của các nhà quản lý về vai trò, ý nghĩa to lớn của phân tích tài chính vừa để không ngừng nâng cao chất lượng kết quả phân tích.
- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng khác rất cần có một hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành để làm chuẩn cho việc so sánh các chỉ tiêu tài chính. Vì vậy cần sớm xây dựng hệ thông chỉ tiêu trung bình ngành để phục vụ cho công tác phân tích tài chính.
Kiến nghị với Nhà nước:
- Nhà nước cần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, về quản lý tài chính sao cho các doanh nghiệp sớm chủ động hơn trong việc quản lý, sử dung tài sản và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự ra đời của thị trường chứng khoán đánh dấu sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường vốn của Việt Nam. Sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, mở ra một cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp. Điều này sẽ kéo theo việc các nhà đầu tư, các ngân hàng cũng như các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến tình hình tài chính doanh nghiệp, công tác phân tích tài chính cũng sẽ nhờ đó mà càng được coi trọng và hoàn thiên. Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện, thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài. Thiết lập các cơ quan chuyên trách cung cấp những thông tin tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường thế giới… điều này sẽ hỗ
trợ cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp nhanh chóng phát triển cả về nội dung cũng như phương pháp.