Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 60 - 63)

II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNGTY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TST.

4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Sau khi thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên bằng việc ký kết hợp đồng, Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST với tư cách là nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Cụ thể:

* Mở L/C: Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiến hành thanh toán bằng L/C thì cũng sẽ tiến hành làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn và gửi cho Ngân hàng đại lý của mình (thường là Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng mở L/C do bên bán yêu cầu. Nội dung của L/C phải phù hợp, ăn khớp với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngân hàng căn cứ vào đơn xin mở L/ C của Công ty, mở L/C và gửi bản gốc cho người bán (thường là gửi cho ngân hàng người bán).

Thông thường, một thời gian sau khi ký hợp đồng có hiệu lực nhưng trước khi giao hàng, Công ty phải tiến hành thanh toán một phần trị giá hợp đồng (thường nằm trong khoảng 5 - 10% trị giá hợp đồng) và sẽ được chuyển vào tài khoản của người bán. Đối với đồng tiền thanh toán thì mỗi hợp đồng

quy định một đồng tiền khác nhau, tuỳ theo tập quán buôn bán và sự lựa chọn của các bên.

* Hiện nay, Công ty TST thường nhập khẩu theo điều kiện CIF (như CIF Hải Phòng, CIF Đà Nẵng) và C & F nên hầu như không phải thuê tàu.

* Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và vận đơn BL do bên bán gửi đến Công ty sẽ kiểm tra kỹ nội dung của bộ chứng từ với nội dung của L/C đã lập. Nếu thấy có sự sai sót thì lập tức thông báo lại cho bên bán và ngân hàng mở L/C để kịp thời điều chỉnh xử lý. Bộ chứng từ hoàn chỉnh bao gồm:

+ Chứng từ giao hàng. + Hợp đồng.

+ Giấy mở L/C của ngân hàng. + Phiếu hạn ngạch (nếu có).

Tuỳ từng chủng loại hàng mà Công ty gửi bộ chứng từ đến phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại để xin giấy phép nhập khẩu hoặc đối với những mặt hàng nhập khẩu theo mặt hàng kinh doanh của Công ty thì làm thủ tục nhận hàng trực tiếp tại cơ quan hải quan.

* Làm các thủ tục hải quan:

Khi tàu nhập cảng Công ty tiến hành làm các thủ tục hải quan để trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể đưa hàng về kho. Tờ khai hải quan có dấu của Công ty gửi cùng bộ chứng từ gồm có giấy phép nhập khẩu, hợp đồng ngoại, hoá đơn, vận đơn giao hàng của hãng vận tải, phiếu hạn ngạch (nếu có), phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết để làm thủ tục nhận hàng.

+ Mở trực tiếp tại cửa khẩu cho hải quan kiểm tra.

+ Mở chuyển tiếp (hàng về Hải Phòng, mở tờ khai ở Hà Nội sau đó chuyển tiếp xuống Hải Phòng và đưa hàng về Hà Nội để kiểm hoá). Nếu hàng hoá có tổn thất, mất mát, hư hỏng không đúng với yêu cầu trong hợp đồng đã đặt ra thì Công ty sẽ khiếu nại tuỳ theo mức bảo hiểm mà Công ty mùa thường là 110% trị giá hoá đơn thương mại với điều kiện mọi rủi ro.

* Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan Công ty sẽ nhận được thông báo đóng thuế. Công ty luôn cố gắng đóng thuế đúng thời hạn để tránh tình trạng bị phạt do chậm nộp thuế.

* Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và nhận được hàng Công ty vận chuyển hàng về kho chờ tiêu thụ - đối với nhập trực tiếp. Còn đối với nhập khẩu uỷ thác, có thể Công ty sẽ giao hàng ngay tại cảng cho bên uỷ thác.

III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TST.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w