Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ chủ quản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 85 - 90)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TST.

3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ chủ quản.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của nhập khẩu nói riêng đều nằm dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của Nhà nước như: Các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu, các mức thuế... Để có thể làm tốt công tác nhập khẩu, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân Công ty thì Nhà nước cũng cần có những biện pháp, chính sách và cơ chế điều hành cho phù hợp, vận dụng quan điểm chung về kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ

mô của Nhà nước để chủ động cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, phát triển kinh doanh, tạo điều kiện cho Công ty phát huy hết thế mạnh của mình. Cụ thể là một số biện pháp như sau:

+ Xoá bỏ những hạn chế bằng hạn ngạch hoặc thay hạn ngạch bằng thuế cho một số mặt hàng chọn lọc mà Nhà nước cần bảo hộ. Thuế vẫn phải được duy trì như một công cụ thực hiện mục tiêu kinh tế nhất định. Nhưng Nhà nước cần xây dựng một biểu thuế rõ ràng, phù hợp và đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý. Đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong nhập khẩu tương tự như xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến.

+ Giảm giá đồng tiền nội địa sau đó giữ vững ổn định. Trong thưòi gian qua có ý kiến cho rằng: Nếu loại trừ yếu tố lạm phát của đồng Đô la Mỹ và đồng tiền Việt Nam thì thực tế đồng tiền Việt Nam tăng lên khá mạnh. Ở giai đoạn phát triển, đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh giao lưu quốc tế và đặc biệt đẩy mạnh việc nhập khảu vật tư, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất trong nước, chúng ta cần áp dụng chính sách tỷ giá cho linh hoạt, lấy việc ổn định giá thực tế làm mục tiêu để điều chỉnh giá danh nghĩa. Đây là cơ sở để xây dựng thành công chiến lược kinh doanh, mở cửa kinh tế, khuyến khích xuất nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, duy trì sự phát triển kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái phải phù hợp làm cho xuất khẩu có lãi và nhập khẩu có hiệu quả, sẽ khuyến khích sản xuất phát triển mà không cần đến chính sách trợ cấp trực tiếp.

+ Thi hành các chính sách vĩ mô phù hợp nhằm làm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô trước khi tiến hành tự do hoá thương mại, vì không có doanh nghiệp nào làm ăn thành công trong quá trình tự do hoá thương mại với mức lạm phát cao, vì thế đồng tiền nội địa thực tế bị lên giá dù Chính phủ thi hành các chính sách giảm giá.

+ Còn đối với thuế doanh thu và thuế xuất nhập khẩu: Việc cải cách hệ thống thuế phải nhằm sửa đổi những bất hợp lý và quá phức tạp làm cho chính sách thuế trở nên phù họp với tình hình thực tế nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất, mở rộng hoạt động nhập khẩu, tránh hiện tượng thất thu thuế. Đồng thời, việc sửa đổi chính sách thuế phải tuân theo mô hình có tăng có giảm, đảm bảo cân đối ngân sách. Hạ thuế suất của những mặt hàng có thuế nhập khẩu cao hơn 60% xuống mức thuế tối đa 60%. Phần chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu hiện hành với mức thuế mới được chuyển sang thuế tiêu thụ đặc biệt như với hàng tiêu thụ trong nước.

* Một số kiến nghị đối với Bộ Thương mại:

- Đề nghị Bộ sớm xác định rõ định hướng về mô hình kinh doanh của Công ty. Đồng thời bổ xung cho TST những ngành kinh doanh khác trong điều kiện kinh doanh có hiệu quả, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

- Bộ cần tạo điều kiện cho Công ty phát huy tối đa khả năng kinh doanh các ngành hàng đặc biệt là các ngành hàng thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng xuất nhập khẩu bằng việc cấp hạn ngạch nhập khẩu cho phù hợp với khả năng của Công ty.

- Đề nghị Bộ cải tiến hơn nữa các thủ tục hành chính nhất là các quy định về cơ chế xuất nhập khẩu, các quy định trong việc đăng ký hợp đồng nhập khẩu. Cần thống nhất một phương thức, tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục hành chính nhanh gọn nhất.

- Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ khả năng về đầu tư vốn, tìm đối tác nước ngoài, tạo tiền đề cho việc mở rộng và tận dụng vốn đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN

Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu hiện nay có một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nó góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cùng và cầu, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST được đánh giá là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động công ty không ngừng tự hoàn thiện mình, từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, cải tiến phương pháp quản lý... Vì vậy uy tín của công ty đang ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm nhập khẩu của công ty luôn đảm bảo chất lượng đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của sản xuất và tiêu dùng mà nền kinh tế nội địa chưa thoả mãn được. Tuy nhiên kinh doanh là quá trình tự hoàn thiện mình, vì vậy công ty vẫn còn có những điểm yếu cần được khắc phục. Những điểm yếu này xuất phát từ mặt hàng, thị trường, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kinh doanh...Chính vì vậy với đề tài "Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST" em mong muốn phần nào góp ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến thầy giáo hướng dẫn Bùi Đức Dũng và tập thể cán bộ phòng kinh doanh đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w