MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TST.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 63 - 68)

1. Thành công.

Với TST, tuy mới được thành lập trong điều kiện cạnh tranh gay gắt lại gặp phải không ít những khó khăn, biến động về tổ chức và sự thay đổi của chính sách của Nhà nước, xong hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn không ngừng phát triển cả về số lượng và mặt hàng, từ đó chiếm được một dung lượng thị trường không những trong nước và cả nước ngoài. Doanh số từ hoạt động kinh doanh không ngừng tăng lên theo từng năm, kéo theo đó là sự mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao không ngừng đời sống cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Để có được kết quả như vậy, ta nhìn nhận Công ty trên các mặt nỗ lực sau: - Ngay từ khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Công ty TST đã xác định hoạt động này là một hoạt động kinh doanh mũi nhọn của mình. Ban Giám đốc Công ty đã tạo mối quan hệ kinh doanh với nhiều bạn hàng trên Thế giới, với nhiều tổ chức kinh doanh của Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Sinhgapore... Công ty TST đã tập trung nguồn lực của mình vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là hoạt động nhập khẩu bởi Ban lãnh đạo Công ty đã nhanh chóng nhận ra có một lượng nhu cầu trong nước chưa được đáp ứng. Đồng thời bằng phương châm kinh doanh: đối với mặt hàng chính thì đầu tư lâu dài, tạo lợi nhuận về sau, đối với các mặt hàng khác thì tiến hành kinh doanh theo phương pháp "đánh nhanh thắng nhanh" để tăng vòng quay vốn, đã tỏ ra phù hợp với tình hình

kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Vì một mặt nó đã tạo ra hiệu quả cao đối với một số mặt hàng có ưu thế cạnh tranh (lợi nhuận siêu ngạch), mặt khác không ngừng mở rộng mặt hàng kinh doanh sang những lĩnh vực mới. Điển hình thành công của phương châm này là trong năm 1997, trên cơ sở sự nới lỏng của các chính sách nhà nước kết hợp với nhu cầu đang tăng lên ở trong nước, Công ty đã huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng có sức tiêu thụ nhanh như: xe máy, linh kiện điện tử sau đó bán buôn ngay cho các nhà kinh doanh trong nước với mục đích lấy doanh số cao để làm tăng lợi nhuận và thu hồi vốn kinh doanh sớm.

Điểm thứ hai cần phải nhắc tới là Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST đã tận dụng tối đa uy tín, điều kiện và các mối quan hệ của mình để vay vốn, xin quota xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như việc xin quota nhập khẩu, bao giờ Công ty cũng được duyệt cao hơn đơn vị khác nếu so với tiềm năng và kinh nghiệm của các đơn vị này, để có được đủ số hàng hoá cung cấp cho thị trường.

- Việc nghiên cứu của thị trường trong nước, Công ty đã thực hiện tương đối tốt. Hàng của Công ty nhập về luôn bắt kịp và đáp ứng đúng yêu cầu tiêu dùng về chất lượng, chủng loại và thời gian nên hàng bán được nhiều, và đem lại lợi nhuận cao.

- Khi giao dịch với các đối tác kinh doanh nước ngoài, ngân hàng, Công ty đã tạo được những mối quan hệ tốt, có độ tin cậy cao, uy tín do thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách nhanh gọn, đúng thủ tục, không để xảy ra sai sót dẫn đến khiếu nại hoặc phải bồi thường.

- Trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty lên kế hoạch và phân công giao trách nhiệm cho từng khâu nghiệp vụ, từng phòng ban và cá nhân, từ đó làm cho việc điều hành và giám sát được chặt chẽ, kịp thời. Do vậy, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty không những đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng mà còn không vi phạm những quy định của Bộ Thương mại hay luật pháp quốc tế về ngoại thương. Khi nói đến kết quả kinh doanh đạt được như hiện nay, không thể không nói đến những nỗ lực của tất cả những thành viên trong Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại từ các khối văn phòng, các cửa hàng đến các đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong đó, bộ phận hoạt động nhập khẩu mà cụ thể là Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trưởng phòng đã thực hiện tốt các nghiệp vụ từ đơn giản đến phức tạp trong quan hệ với bạn hàng, không để xảy ra sai sót hoặc rủi ro khi nhập khẩu, kịp thời tạo ra những nguồn hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Kết quả mà Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại đạt được trong những năm qua còn là nhờ vào một lợi thế không nhỏ của Công ty: Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ được Bộ thương mại có nhiều ưu đãi. Nhưng trong cơ chế thị trường thì những ưu thế đó sẽ dần dần mất đi do các thành phần kinh tế được tham gia một cách bình đẳng trong các quan hệ kinh tế nhất là trong quan hệ nhập khẩu hàng hoá.

Vì vậy muốn thắng lợi trong cạnh tranh và đạt kết quả cao hơn, Công ty phải nhanh chóng khắc phục những mặt hạn chế trong thời gian qua.

2. Hạn chế.

- Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp vì vậy Công ty cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, tình trạng lao động trong Công ty vẫn còn thiếu một lượng lớn các cán bộ giỏi, nhân viên có trình độ cao.

- Thực tế đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường trong nước hoạt động với tính ổn định chưa cao. Công ty cũng chưa chú trọng nhiều đến tiêu thụ do vậy mà tiêu thụ chậm dẫn đến ứ đọng vốn. Về giá cả thị trường, Công ty cần dự đoán chính xác những biến động của nó để có quyết định nhập khẩu hạn chế hay ngừng nhập khẩu kịp thời với tình hình biến động của nhu cầu trong nước.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty vẫn còn bị động về thời gian nhận hàng do nhiều yếu tố khách quan là phải qua những bước thủ tục hay vận chuyển trong thời gian dài (15 - 20 ngày với thị trường gần) nên nhiều khi ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh.

- Bạn hàng mà Công ty quan hệ để mua hàng nhập khẩu phần lớn chỉ là những hãng trung gian hoặc các trung tâm giao dịch chứ không phải là các đại lý của các hãng sản xuất trực tiếp nên giá hàng nhập thường cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cũng bị giảm đáng kể đối với những lô hàng lớn. Ví dụ, xe Honda Dream II, Công ty thường phải mua của hãng trung gian Vewchipxeng với giá 1500 USD (CIF) / 1 chiếc. Trong khi đó, nếu mua của hàng trực tiếp sản xuất - Thái Honda chỉ là 1400 - 1450 USD.

- Chính sách của Nhà nước và Bộ Thương mại một mặt tạo điều kiện cho Công ty. Mặt khác có lúc gây khó khăn không ít cho hoạt động nhập

khẩu. Nhiều khi việc cấp hạn ngạch không đáp ứng đủ so với năng lực của Công ty, sự thay đổi quá nhiều và liên tục trong khoảng thời gian ngắn làm cho định hướng kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xin giấy phép cũng còn nhiều phiền hà, rắc rối; cơ quan Hải quan còn gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết thủ tục nhận hàng... Công ty phải chủ động hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn chung này.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TST TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TST

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 63 - 68)