II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TST.
1. Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ: Giải pháp mở rộng thị trường.
1.2. Lựa chọn đúng đối tác.
Ngay từ khâu chọn đối tác kinh doanh, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ đối tác về quá trình phát triển, các lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Đây là điều rất quan trọng bởi vì nó có thể giúp Công ty tránh được làm ăn với những Công ty ma, những trung gian môi giới hoặc những Công ty đang sắp phá sản... Từ đó mà hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh.
Khi lựa chọn đối tác để nhập khẩu, Công ty cần phải nghiên cứu tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, điều kiện địa lý, chính sách thương mại, phong tục và tập quán nước đó. Cần chú ý đến các danh tiếng trên thế giới với những mặt hàng đã được công nhận. Sau đó để chọn hãng nào cung cấp cần phải nghiên cứu các lĩnh vực như:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, ổn định, thường xuyên liên kết kinh doanh.
- Khả năng về vốn, cơ sở kỹ thuật của hãng đó. - Thái độ và quan điểm kinh doanh.
Khi chọn nhà cung cấp nên chọn nên mua những nhà cung cấp lớn chuyên vài mặt hàng chủ lực. Công ty nên cố gắng trực tiếp liên hệ với người sản xuất, hạn chế liên hệ thông qua các tổ chức trung gian để giảm bớt chi phí và nâng cao độ an toàn. Đối với các thương nhân nước ngoài đến Công ty đưa ra một số mặt hàng mà ta cần nhập, hay tự giới thiệu qua fax, qua thư, Công ty cần phải tìm hiểu hoạt động, đánh giá đối tượng trên cơ sở phân tích như trên. Đối với đối tượng này, Công ty có thể tìm hiểu thông qua bạn hàng trong và ngoài nước nhưng cách tốt nhất là nhờ đại diện của ta ở nước ngoài để họ cung cấp các thông tin cần thiết. Sau khi thăm dò và thu thập đủ các thông tin cần thiết, dù quyết định Công ty đưa ra là mua hay không mua hàng của hãng đó, Công ty vẫn nên trả lời một cách ngắn gọn rõ ràng bằng những thư từ điện tín mà bên kia đã gửi để giữ uy tín kinh doanh.