Giữa chất và lợng có mối quan hệ biện chứng thống nhất, không tách rời nhau, cụ thể:
+ Mỗi một sự vật có một thể thống nhất của 2 mặt chất và lợng. Hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Trong sự vật, tính quy định về chất không tồn tại, nếu không có tính quy định về lợng và ngợc lại. Khi sự vật đang tồn tại, chất và lợng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lợng tác động lẫn nhau làm cho sự vật và hiện tợng vận động và biến đổi.
+Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lợng. So với chất lợng thay đổi trớc. Quá trình này diễn ra một cách từ từ (tiệm tiến) theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần. Sự thay đổi về lợng không tức khắc dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, mặc dù những sự thay đổi về lợng đều có ảnh hởng đến trạng thái của sự vật. Khi lợng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn đó phụ thuộc vào các sự vật và hiện tợng cụ thể.
+ Chất mới ra đời lại tạo điều kiện cho lợng biến đổi tiếp theo. Sự thay đổi căn bản về chất gọi là bớc nhảy, bớc nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi
về lợng, nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, nhng nó không chấm dứt sự vận động nói chung, mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật. Trong sự vật mới, lợng mới lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bớc nhảy mới. Cứ nh thế, sự vận động của các sự vật và hiện tợng trong thế giới diễn ra lúc thì biến đổi một cách tuần tự về lợng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra một đờng nút vô tận, làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.
+ Cơ sở của sự thay đổi đó là do quá trình đấu tranh của các mặt đối lập giữa chất và lợng. Cuộc đấu tranh đó phải dẫn đến điểm nút, mặt đối lập này chiến thắng mặt đối lập kia, tạo ra sự thay đổi về chất (để chất mới thích ứng với lợng mới),…
• Ví dụ:
* Nội dung quy luật lợng chất: từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể phát biểu quy luật lợng chất nh sau: “Quy luật lợng chất là quy luật về sự tác động biện chứng giữa lợng và chất, những thay đổi về lợng chuyển thành những thay đổi về chất và ngợc lại . ”
Chất là mặt tơng đối ổn định, lợng là mặt biến đổi hơn. Lợng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chất cũ, chất mới hình thành với lợng mới, những lợng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một mức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt lợng và chất tạo nên một con đờng vận động liên tục, từ biến đổi dần dần về lợng dẫn tới sự nhảy vọt về chất, sự vận động này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi.
Quy luật lợng chất xảy ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và trong lĩnh vực t duy.