II. Một số các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư và phát triển
4. Đầu tư cho nhân sự
4.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Theo định hướng phát triển của công ty, những năm tới hoạt động công ty sẽ chuyển hướng phát triển theo hướng các loại hình dịch vụ. Vì vậy cần phải tuyển dụng lao động mới, đào tạo những lao động thuộc nghành nghề không còn phù hợp
Trình độ tri thức và tay nghề của người lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Những người có tri thức, có tay nghề cao, kỹ năng thành tạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ có trình độ cao, phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các thiết bị công nghệ tiên tiến. điều này đòi hỏi quá trình đào tạo (đào tạo lại, đào tạo nâng coa tay nghề của công nhân) là một tất yếu khách quan.
Vì vậy việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động, là rất quan trọng. Công tác tuyển dụng mà tỉ mỷ kỹ lưỡng sẽ lựa chọn được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc từ đó hiệu quả sử dụng nâng cao... Trong các doạt động thì công tác đào tạo (đào tạo loại, đào tạo nâng cao tay nghề...) là nội dung quan trọng nhất của đầu tư nguồn nhân lực. Về đối tuợng đào tạo DN có thể đào tạo cho ba đối tượng là: lượng lượng cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Về phương thức đào tạo DN có thể lựa chọn hai hình thức là đào tạo bên
ngoài thông qua việc kết hợp với các trường đại học, trường dạy nghề, do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm nhiệm hay tổ chức các kháo đào tạo nội bộ.
Trong công tác sử dụng lao động đòi hỏi phải có cán bộ lãnh đạo quản lý nắm bắt sâu, sát năng lực của nhân viên để có thể phân công nhiệm vụ cho phù hợp, toạ môi trường thuận lợi giúp họ phát huy tốt khả năng của mình góp phần vào sự phát triển của DN. Lực lượng cán bộ lãnh đạo trong DN không đông về số lượng nhưng lại có tính quyết định đối với sự thành bại của DN bởi vì quản lý lao động là một công việc không phải bất cứ ai cũng làm được, quản lý vừa là một nghề vừa là một nghệ thuật do đó nếu như người lãnh đạo, quản lý không học tập không nâng coa nhận thức trình độ và không mềm dảo trong quản lý thì khó có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề các cán bộ, quản lý chuyên môn cũng như tay nghề công nhân.
Sau khi đã được kiểm tra trình độ thì cần phải đánh giá phân loại và mở lớp đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng và mục đích yêu cầu của công việc.
Xắp xếp lại công việc phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi người như vậy mới phát huy hết khả năng đáp ứng đủ và đúng thu nhập của lao động.
5. Giải pháp về mặt tổ chức.
Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chứcvà quản lý sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phát huy quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị trực thuộc và các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bởi vậy công ty cần trao quyền chủ động cho các đơn vị bộ phận trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời qui định chặt chẽ trách nhiệm của hộ vào công việc.
6.Giải pháp về mặt nghiệp vụ.
Trên cơ sở xác định mặt hàng và thị trường kinh doanh chính của công ty. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng về mọi mặt để duy trì quan hệ về bạn hàng sẵn có và xây dung các quan hệ đối tác kinh doanh mới. Đầu tư cho việc tin học hoá công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn và giúp công việc hoàn thành tốt.
Kết luận
Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam tuy mới được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước nên công ty đã gặp không ít khó khăn. Là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sư quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng lực sản xuất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình công ty tập trung vào các loại hình nhằm thu được lợi nhuận cao nhất .Đặc biệt hoạt động đầu tư ngày càng phát triển, nhiều dự án mới ra đời, các hợp đồng kinh doanh mà công ty thực hiện gia tăng hàng năm chứng tỏ sự uy tín, kinh nghiệm của công ty và hứa hẹn một sự phát triển mới, cũng như các cơ hội đầu tư mới. Có thể nói công ty đã có những hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của mình , đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế hoạc đầu tư, cùng với sự chỉ đạo căn kẽ của cô giáo Trần Mai Hương và trên cơ sở những kiến thức thu nhập được trong quá trình học tập em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ còn nhiều hạn chế nên đối với đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhân được sự góp ý của thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Mai Hương cùng toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế hoạch đầu tư của công ty cổ phần xây lắp
đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em nghiên cứu đề tài này.
Mục lục
Chương I. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam
I.Quá trình hình thành phát triển công ty 1. Giới thiệu:
a. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển b. Các nghành nghề kinh doanh