Hiện nay hệ thống NH Việt Nam gồm: 49 ngân hàng TMCP tham gia kinh doanh rất năng động nhưng các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn nắm 70% thị phần cả tiền gửi và lãi suất, trong đó phải kể tới “4 ông lớn” là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.
Các NH nước ngoài gồm 7 NH liên doanh, 35 chi nhánh NH nước ngoài và 55 văn phòng đại diện chiếm 10% thị phần nhưng lại đang có ảnh hưởng rất lớn trong thị trường NH Việt Nam. Theo dự báo thì sẽ có tới 45% KH gồm các doanh nghiệp và cá nhân sẽ chuyển sang vay vốn ở NH nước ngoài, có tới 50% KH sẽ chọn dịch vụ của NH nước ngoài để thay thế cho dịch vụ NH Việt Nam và sẽ có 50% KH sẽ chọn các NH nước ngoài để gửi tiết kiệm, đặc biệt là ngoại tệ.
Trong xu hướng hội nhập như ngày nay, NH trong nước đang phải đối đầu với nguy cơ cạnh tranh trong lợi thế không cân bằng vì các dịch vụ NH trong nước tương đối đơn điệu, nặng về truyền thống, chất lượng dịch vụ lại không cao. Hình thức huy động vốn vẫn chủ yếu chỉ là tiền gửi tiết kiệm chiếm tới 9% tổng nguồn vốn huy động, thu nhập thì lại chủ yếu từ nguồn lãi suất cho vay chiếm tới 90% tổng thu nhập. Tiềm lực tài chính yếu kém trong khi nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn (khả năng chi trả bình quân là 60%). Như vậy sự ra nhập thị trường một cách ồ ạt của các NH ngoài Quốc doanh cũng như NH nước ngoài hiện nay làm cho thị trường NH ngày càng sôi động. HDBank chi nhánh Cầu Giấy đứng trước nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Nó buộc NH phải không ngừng phát huy những điểm mạnh, tìm kiếm những lợi thế kinh doanh mới nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra điểm khác biệt. NH nào càng tạo ra sự đa dạng của dịch vụ, chất lượng dịch vụ càng tốt, thỏa mãn nhu cầu KH càng tối đa thì NH đó càng giành được nhiều ưu thế cạnh tranh, thu hút được ngày càng nhiều KH. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt cũng buộc NH phải tự hoàn thiện mình, nâng cao hơn nữa chất lượng nếu không sẽ tự bị đào thải ra khỏi thị trường.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, HDBank chi nhánh Cầu Giấy có 4 đối thủ cạnh tranh lớn có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) Agribank, Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng Công thương Incombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hạ tầng Việt Nam BIDV.
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank là NH đứng đầu trong khu vực về cả chất lượng và mạng lưới hoạt động, thị phần chủ yếu là thẻ… Trong NH có hệ thống SWIFT – hệ thống tổ chức liên NH toàn cầu, hoạt động chính của NH là thanh toán quốc tế. Hiện nay Vietcombank đã liên kết với một số NH thực hiện kết nối thẻ ATM, có nghĩa là KH có thể lập thẻ ở một trong những NH liên kết nhưng có thể rút tiền ở bất cứ cột ATM nào trong số những NH liên kết đó. Ngoài ra hoạt động dịch vụ thẻ của Vietcombank còn có rất nhiều tiện ích khác mà chưa có một NH nào trong nước theo kịp.
NHNo&PTNT hiện nay chủ yếu tập trung vào khai thác đoạn thị trường là sinh viên, công nhân viên chức bằng việc liên kết với các tổ chức kinh tế xã hội trả lương qua thẻ. Hiện NH đang dần cải tiến chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn nữa để cung cấp nhiều tiện ích hơn nữa, liên kết với nhiều NH khác để tham gia cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các NH.
Hiện NH Công thương Incombank và NH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Việt Nam BIDV đang gặp một vài hạn chế trong vấn đề mạng lưới giao dịch trên địa bàn nên khả năng cạnh tranh của các NH này với HDBank là không cao.