e. Các công cụ tín dụng phái sinh.
1.2.4.3. Hạn chế hậu quả của rủi ro tín dụng Lập quỹ dự phòng rủi ro.
Lập quỹ dự phòng rủi ro.
Ngân hàng phải lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng lập quỹ dự phòng. các khoản dự phòng được trích lập đối với các khoản nợ từ nhóm nợ đặc biệt chú ý đến nhóm nợ có khả năng mất vốn theo tỷ lệ tăng dần. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.
Bán các khoản cho vay.
Các ngân hàng thường bán những khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro. Thông thường, ngân hàng bán nợ vẫn giữ quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán. Với quyền này thì ngân hàng có thể có thu nhập từ lệ phí
quản lý khoản vay từ việc thu nợ rồi chuyển các khoản phải thu này cho những người mua nợ, ngân hàng cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay nhằm bảo đảm rằng người đi vay tôn trọng mọi điều khoản của hợp đồng vay vốn.
Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia (participation loan) và chuyển nhượng nợ (assignment). Với loại thứ nhất, người mua nợ không phải là một bên trong hoạt đồng tín dụng giữa ngân hàng với người đi vay. Chỉ trong trường hợp có những thay đổi quan trọng trong hợp đồng tín dụng thì người mua mới có thể tác động đến các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Vì vậy, người mua phải đối mặt với rủi ro lớn, như ngân hàng bán khoản cho vay bị phá sản hoặc người đi vay không có khả năng trả nợ. Vì thế, người mua phải theo sát cả người đi vay lẫn ngân hàng bán. do những hạn chế này, phần lớn các khoản cho vay được bán dưới dạng chuyển nhượng nợ (assignment). Với phương pháp này, quyền sở hữu khoản cho vay được chuyển cho người mua và người mua có quyền yêu cầu trực tiếp với người đi vay. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa người đi vay phải đồng ý với việc bán khoản nợ của họ trước khi sự chuyển nhượng được thực hiện. một hình thức bán nợ thứ ba, gần giống với bán nợ tham gia là bán nợ từng phần (loan strip). Ngân hàng chia một khoản nợ dài hạn thành các khoản nợ ngắn hạn, thường có kỳ hạn rất ngắn khoảng vài ngày hoặc vài tuần, tổ chức mua nợ sẽ được được một phần trong tổng số tiền lãi của khoản cho vay.
Bán nợ cho phép ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. việc bán các khoản cho vay cũng làm giảm tốc độ tăng tài sản của ngân hàng, điều này giúp cho nhà quản lý duy trì tốt hơn sự cân bằng giữa tốc độ tăng nguồn vốn và rủi ro tín dụng. Những ngân hàng mua các khoản tín dụng cũng có thể đa dạng hoá danh mục cho vay, mở rộng danh mục cho vay sang các lĩnh vực mới bên ngoài thị trường truyền thống và giúp hạn thấp rủi ro,
giảm chi phí vay nợ của ngân hàng mua nợ.