Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội 1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nộ (Trang 68 - 71)

- Mảng thu hồi nợ:

b. Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện việc phát triển mở rộng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

2.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội 1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

2.2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

Maritime Bank Ha Noi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình mà Maritime Bank xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho từng thời

kỳ trong đó nêu ra các định hướng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt.

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng Maritime Bank Ha Noi phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, Maritime Bank Ha Noi đã thực hiện quản lý rủi ro theo chính sách quản lý rủi ro tín dụng mà Maritime Bank xây dựng với những nội dung cơ bản sau đây:

*Thực hiện nhất quán cơ chế phân cấp uỷ quyền:

Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng của Maritime Bank được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của chi nhánh, trình độ, năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền; bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

- Giám đốc chi nhánh không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt thẩm định sơ bộ khoản vay các khoản vay được quyền xét duyệt cho vay không quá 2 tỷ đồng

- Giám đốc chi nhánh quyết định cho vay đối với các khoản vay đã được Hội sở MSB phê duyệt.

- Người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, các loại tài sản bảo đảm ...), quyết định giải ngân, quyết định xử lý thu hồi nợ vay (gốc và lãi), quyết định xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ….

thực hiện cấp, quản lý tín dụng theo đúng nguyên tắc trên.

* Sản phẩm tín dụng: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cấm;

* Giới hạn tín dụng: Theo chiến lược và mục tiêu tín dụng trong từng thời ký của Maritime Bank là tăng tỷ trọng cho vay các ngành, công ty lớn thuộc tập đoàn kinh tế có uy tín, mở rộng sang cho vay trung và dài hạn

* Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu: Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng; bưu chính, viễn thông; giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); công nghiệp khai khoáng; chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ - hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; năng lượng, dầu khí; du lịch;các khu công nghiệp trọng điểm.

* Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định; có tình hình tài chính lành mạnh; thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời gian vay vốn; hoạt động kinh doanh có lãi; thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà Nước, tăng cho vay đối với khách hàng phi Nhà Nước; kết hợp chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề với cơ cấu khách hàng.

* Tài sản bảo đảm: Nội dung bảo đảm tiền vay được thực hiện phù hợp với các quy định của Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước và của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Việc nhận tài sản bảo đảm cần được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố…

* Quản lý tín dụng: Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của tổng giám đốc ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội.

* Quy trình tín dụng: Khai thác khác hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, thu tập hồ sơ, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng thẩm định, lập tờ trình tín dụng được cán bộ tín dụng tại chi nhánh trình trưởng phòng, trưởng phòng phê duyệt trình giám đốc, giám đốc phê duyệt trình phòng tái thẩm định ho, cán bộ tái thẩm định phân tích, tìm hiểu và trình hội đồng tín dụng, hội đồng tín dụng phê duyệt, chi nhánh trực tiếp giải ngân, quản lý khách hàng, khoản vay theo các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nộ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w