1. Công tác tiếp biên bản đồ:
Trong một khu đo gồm nhiều mảnh bản đồ, vì vậy sau khi đo vẽ xong ta phải tiến hành ghép biên các mảnh liền kề nhau để kiểm tra xem các yếu tố địa vật và đường bình độ có trùng khớp và liên tục hay không.
Để đảm bảo tiếp biên bản đồ được tốt, ở thực địa phải bố trí một vài trạm đo máy chung cho hai mảnh tiếp giáp nhau .
Hạn sai tiếp biên với bản đồ gốc cùng tỷ lệ như sau:
- Độ xê dịch vị trí của địa vật quan trọng, chủ yếu không quan trọng, chủ yếu không quá 1mm, các địa vật khác không quá 1.5 mm.
- Độ xê dịch đường bình độ có cùng độ cao không vượt quá:
ởvùng đồng bằng :1/2khoảng cao đều cơ bản.
ởvùng đồi: 2/3 khoảng cao đều cơ bản.
ởvùng núi: 1 khoảng cao đều cơ bản. - Nguyên tắc xử lý tiếp biên :
ởkhu vực chưa xây dựng trên mỗi bản vẽ hiệu chỉnh 1/2 độ xê dịch.
ở khu vực đã xây dựng đối với địa vật thứ yếu thì xử lý như trên, đối với địa vật chủ yếu thì hiệu chỉnh trên cơ sở đảm bảo đúng hướng, giữ nguyên kích thước đã đo ở ngoài thực địa. Đối với địa vật hình tuyến khi sửa chữa cần chú ý tránh gãy khúc, khác với thực tế.
trước khi đo kiểm tra ở thực địa.
2. Sửa chữa bản đồ.
Công tác sửa chữa bản đồ được tiến hành từ tổng quan đến chi tiết. Đầu tiên phải tu chỉnh khung bản đồ, để vẽ khung bản đồ phải tính toạ độ địa lý ( , )và toạ độ vuông góc (x, y) của bốn điểm góc khung để từ đó biểu thị chính xác hệ thống lưới kinh vĩ tuyến và lưới toạ đọ vuông góc (lưới ô vuông). Tiếp theo là biểu thị yếu tố ngoài khung như danh pháp, sơ đồ ghép mảnh, tỷ lệ và thước tỷ lệ, khoảng cao đều và thước đo độ dốc, biểu đồ định hướng...cuối cùng sửa chữa từng yếu tố địa vật và đường bình độ.
Đối với bản đồ số việc tu sửa chữa được tiến hành trực tiếp trên màn hình máy tính theo đúng các yêu cầu kỹ thuật quy định cho bản đồ giấy.
3. Kiểm tra và nghiệm thu bản đồ.
Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo vẽ bản đồ phải được tiến hành theo đúng quy chế kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do Cục Đo Đạc và Bản đồ Nhà Nước ban hành.
Công tác kiểm tra được tiến hành theo hai bước là kiểm tra nội nghiệp (trong phòng) và kiểm tra ngoại nghiệp (ngoài thực địa).
Công tác kiểm tra nội nghiệp:
Công tác kiểm tra nội nghiệp bao gồm kiểm tra toàn bộ số liệu đo lưới khống chế, đo chi tiết và chất lượng của bản đồ.
Chất lượng bản đồ được thể hiện ở nhiều mặt như: nội dung bản đồ, tỷ lệ và các yếu tố của cơ sở toán học, việc trình bày..., nhưng nói chung được đặc trưng bởi các chỉ tiêu chính là:
- Độ tin cậy, sự đúng đắn, chính xác, đầy đủ và tính tương quan với thực tế của các yếu tố nội dung bản đồ, các yếu tố địa hình theo tỷ lệ bản đồ thành lập, theo khoảng cao đều đường bình độ cơ bản so với thực trạng khu đo vẽ. Tiếp biên đầy đủ và sử lý tiêp biên đúng.
- Độ chính xác của các điểm góc khung bản đồ, lưới kilômét, sự đúng đắn hợp lý của việc vận dụng các ký hiệu để mô tả các yếu tố địa vật, địa hình trên bản đồ. Độ chính xác của bản đồ là mức độ chính xác của điểm địa vật trên
SV: Cao Lê Đoàn 47 Lớp: Trắc địa B - K47số trung phương hay sai số giới hạn của vị trí điểm địa vật trên bản đồ so với số trung phương hay sai số giới hạn của vị trí điểm địa vật trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất.
- Mức độ đầy đủ, độ tin tưởng, độ chính xác của các tài liệu kèm theo bản đồ gốc.
- Hình thức trình bày các kết quả phải rõ ràng, sạch đẹp . - Công tác kiểm tra ngoại nghiệp:
Công tác kiểm tra ngoại nghiệp là đối soát bản đồ với thực địa. Tiến hành đo vẽ chi tiết địa hình, địa vật và so sánh kết quả mới với sản phẩm của người sản xuất. Để kiểm tra vị trí các điểm khống chế có thể đo khoảng cách giữa các điểm rồi đối chiếu với trị số tính từ gia số toạ độ hoặc dùng các phương pháp giao hội. Để kiểm tra vị trí và độ cao của các điểm chi tiết ta chọn một số trạm đo tiến hành đo một số điểm đặc trưng.Công tác nghiệm thu bản đồ được cấp quản lý kỹ thuật thực hiện. Toàn bộ nội dung kiểm tra nghiệm thu phải được trình bày bằng văn bản.
Phần II
SV: Cao Lê Đoàn 49 Lớp: Trắc địa B - K47
Chương III
Thành lập BảN đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực xã Bắc Phong - HUYệN Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình.
I.Mục đích yêu cầu - nhiệm vụ.
1. Mục đích.
Thành lập bản đồ địa hình khu vực xã Bắc Phong- Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình nhằm mục đích :
- Lập mặt bằng tổng thể khu vực xã Bắc Phong- Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình. - Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế thi công, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
2.Yêu cầu- nhiệm vụ
- Đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ khu vực trên với tỷ lệ 1:500
- Thể hiện chi tiết khu vực theo quy phạm đo vẽ và quy định ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 đến 1:5000 do tổng cục Địa Chính ban hành.
- Yêu cầu về nội dung : Trên mặt bằng hiện trạng thể hiện đầy đủ vị trí kích thước và hình dáng địa hình tương ứng với hiện trạng mới nhất của bề mặt địa hình.
II.Đặc điểm khu đo.
Khu vực khảo sát địa hình thuộc xã Bắc Phong - Cao Phong - tỉnh Hoà Bình. Đặc điểm địa hình chủ yếu tại đây là đồi núi, dân cư thưa thớt.