V. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và cách biểu thị chúng trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
3. Dáng đất (Địa hình)
Trên bản đồ địa hình dáng đất chủ yếu thể hiện bằng các đường bình độ và các điểm độ cao.Tập hợp của các đường bình độ sẽ cho ta thấy hình ảnh của các kiểu địa hình khác nhau và cho phép phân biệt được chúng. Ngoài đường bình độ và độ cao ra còn sử dụng rất nhiều các kí hiệu khác nhau bổ trợ mô tả rõ hơn đặc điểm của các phần tử và dạng tiểu địa hình như: Đèo, hố, gò, vách sụt, vách đá, bãi đá, ngọn đá. Như vậy việc sử dụng các kí hiệu phải mô tả được các kiểu địa hình khác nhau như: Địa hình núi đồi, địa hình bằng
phẳng, địa hình cát, địa hình đầm lầy .
Quy định chung trên một mảnh bản đồ chỉ có một khoảng cao đều, trong trường hợp địa hình có đột biến như núi và đồng bằng kề nhau, chen nhau thì cho phép trên một mảnh bản đồ có 2 loại khoảng cao đều. Để phân loại theo nội dung biểu thị dáng đát, áp dụng nguyên tắc phân loại theo đặc điểm phân bố không gian và theo hình thái địa hình.
Phân bố theo độ cao : Gồm các loại đường bình độ và các điểm độ cao, 2 loại ký hiệu này biểu thị vị trí không gian của dáng đất, và cũng trực tiếp chỉ ra hình dạng của kiểu địa hình là : núi cao hay núi thấp, đồi, đồng bằng, địa hình cắt xẻ vụn vặt hay địa hình đều đặn ...
Phân biệt theo đặc điểm hình thái: Phân loại các vi địa hình theo đặc điểm bên ngoài. Riêng địa hình núi đá muốn biểu thị được rõ ràng có thể nghiên cứu dấu hiệu của các địa vật lân cận đường mép nước: Ranh giới cây thân gỗ (cây thân gỗ không mọc trong nước) giới hạn xây dựng nhà cửa và các công trình kiểu cổ, giới hạn không trồng lúa...
4. Thực vật
Trên bản đồ địa hình thực vật gồm có: Đầm lầy, rừng, bụi rậm, sa mạc, bãi cát, đất mặn...Và được phân loại theo mục đích sử dụng và theo đặc điểm bên ngoài của thực vật.
Việc phân loại thực vật theo đặc điểm bên ngoài là hợp lý vì nó phản ánh khá rõ đặc điểm sinh thái của thực vật và cho phép ta không cần biết nhiều về chủng loại thực vật cùng mối liên hệ giữa thảm thực vật với môi trường và các các đối tượng khác trên mặt đất.
Việc phân loại này dựa vào thân và lá, sắp xếp thứ tự từ rắn đến mềm yếu Phân biệt theo thân cây: Thân gỗ, thân cọ móc, thân tre nứa, thân bụi, thân dây, thân cỏ.
Phân biệt theo lá cây: Lá kim, lá rộng, lá khô, lá ướt. Phân loại theo mục đích sử dụng:
Với những mục đích sử dụng khác nhau con người đã tác động lên thảm thực vật tạo lên những mảng thực vật có điều kiện sống khác nhau và giá trị