Ảnh hởng của rủi ro hối đoái đến tình hình và kết quả kinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trực thuộc Công ty sản xuất vãn tổng hợp Hà Nội - HAPROSIMEX (Trang 56 - 58)

II. Thực trạng rủi ro hối đoái và công tác phòng ngừa rủi ro hố

1. Rủi ro hối đoái và nguyên tắc hạch toán kế toán tại Xí nghiệp May

1.3. ảnh hởng của rủi ro hối đoái đến tình hình và kết quả kinh

Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì

Những yếu tố, đặc điểm của môi trờng kinh tế quốc tế, cũng nh trong nớc và thực trạng kinh doanh ở xí nghiệp đã chỉ ra rằng sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cả hai chiều. Mức độ ảnh hởng của tỷ giá hối đoái có liên qua chặt chẽ đến tình hình thu và chi ngoại tệ và quá trình qui đổi ngoại tệ sang VND tại doanh nghiệp. Khi tỷ giá biến động nó làm cho dòng thu hay chi của Xí nghiệp thay đổi theo sự biến động đó và làm cho nó chênh lệch với mức dự kiến ban đầu và làm phát sinh nhiều khoản thu chi phát sinh. Từ đó ảnh hởng đến kết quả kinh doanh của xí nghiệp. Tuy nhiên mức độ ảnh hởng của tỷ giá ra sao chúng ta xem xét một ví dụ cụ thể sau:

* Xét ví dụ minh họa

Ngày 10/2/2002 theo đơn đặt hạng của hãng Maxport Mỹ nhập khẩu theo giá FOB Hải Phòng áo Jacket trị giá hợp đồng 500.000 USD thời hạn giao hàng sau 6 tháng sau khi ký hợp đồng. Phơng thức thanh toán bằng L/C trả ngay (Letter of Credit at sight).

Để phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu trên xí nghiệp đã ký một hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu với một Công ty của Nhật Bản cho lô hàng trên theo yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu trị giá 300.000 USD. FOB Hải Phòng thời hạn giao hàng sau ngày 18/2/2002 kể từ khi ký hợp đồng là 30 ngày (1 tháng). Thanh toán bằng (TTR) điện chuyển tiền (đồng tiền thanh toán xuất nhập khẩu bằng USD)

Tỷ giá USD/VND tại thời điểm thanh toán hợp đồng xuất khẩu là 14.050 VND = 1 USD và nhập khẩu là 14015đồng. Tỷ giá bán ra mở L/C là 14045 VND = 1USD.

Đặt cọc 10% giá trị của hợp đồng nhập khẩu (30.000USD) ngay sau khi ký hợp đồng để mở L/C. Còn lại 90% hợp đồng sẽ thanh toán sau trong

vòng 90 ngày kể từ khi nhận đầy đủ các chứng từ giao hàng. Khi hết hạn phải thanh toán hợp đồng.

Nếu bên A (xí nghiệp) vi phạm điều khoản thanh toán thì phải chịu mức lãi suất 8,5% năm và số tiền còn nợ chịu lãi suất trả chậm 1,5 lần lãi suất đang vay.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng xuất khẩu cho MaxPort Mỹ xí nghiệp - ớc tính cho lợi nhuận thơng vụ là:

Trị giá hợp đồng: 500.000 USD Thuế xuất khẩu 0%

Chi phí cho lô hàng (gồm nguyên vật liệu, nhân công, quản lý, khấu hao tài sản v.v ) là 450.000 USD.…

Lãi dự kiến là 50.000 USD (cha tính thuế thu nhập doanh nghiệp)

Ngày 10/2/2002 tỷ giá ngoại tệ USD trên thị trờng là 1 USD = 14.030 VND (tỷ giá mua vào). Nh vậy mức lãi dự kiến tính theo VND là:

50.000 x 14030 = 701.500.000 (VND)

Phần lợi nhuận chênh lệch do biến động tỷ giá hối đoái là: (50.000 x 14.050) - 701.500.000 = 1.000.000 VDN

Theo hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu thì số tiền mà xí nghiệp phải trả là: 300.000 x 14.030 = 4.209.000.000 VND

Khi đến thời hạn thanh toán với mức tỷ giá thực tế xí nghiệp phải trả 300.000 x 14.015 = 4.204.500.000 VND

Số tiền chênh lệch do biến động tỷ giá là:

4.209.000.000 - 4.204.500.000 = 4.500.000 VND

Nh vậy dới ảnh hởng của sự biến động tỷ giá ngoài phần lợi nhuận kinh doanh mà doanh nghiệp đạt đợc mà còn cộng thêm từ phần chênh lệch tỷ giá là:

1.000.000 + 4.500.000 =5.500.000 VND

Do có số d tài khoản ngoại tệ thờng xuyên và xí nghiệp luôn giữ chữ tín thanh toán đúng thời hạn nên các khoản chi phí do phạt vi phạm hợp đồng, chịu lãi suất của dòng vốn kinh doanh là không có và số tiền phải chịu

lãi suất do đặt cọc mở L/C là không đáng kể. Do vậy xí nghiệp đã tối thiểu hóa đợc chi phí của mỗi thơng vụ kinh doanh

Nh trong ví dụ: Lãi suất đối với 10% đặt cọc mở L/C là: 30.000 x 14.045 x 0,8% = 337.080 VND

Tổng mức lãi chênh lệch do biến động tỷ giá là: 5.500.000 - 337.080 = 5.162.920 VND

Tuy nhiên đối với từng hợp đồng và thời gian biến động tỷ giá khác nhau đôi khi doanh nghiệp có thể bị thua lỗ hoặc hợp đồng thực hiện không hiệu quả.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá xảy ra thì việc phòng ngừa là cần thiết và đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi thơng vụ xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trực thuộc Công ty sản xuất vãn tổng hợp Hà Nội - HAPROSIMEX (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w