Tình hình buôn bán hàng dệt, may thế giới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dệtmay của Vn vào thị trường Mỹ (Trang 27 - 30)

V. tình hình sản xuấtvà buôn bán hàng dệt may

2. Tình hình buôn bán hàng dệt, may thế giới

(Các số liệu sử dụng trong mục này đợc su tập từ trung tâm thông tin thơng mại –Bộ thơng Mại, 91 Đinh Tiên Hoàng và Hiệp hội hàng dệt may Việt Nam )

Kim ngạch buôn bán hàng dệt may của thế giới đạt khoảng 300 - 350 tỉ USD/năm, chiếm hơn 6% tổng kim ngạch mậu dịch toàn thế giới. Trị giá buôn bán quốc tế hàng dệt, may liên tục tăng qua các năm nhng nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 1990 - 1995 (8%/năm) đã giảm so với thời kỳ 1985 - 1990 (hàng dệt: 15%/năm; hàng may mặc: 17%/năm).

Châu á, Tây Âu và Bắc Mĩ là ba trung tâm buôn bán chính hàng dệt, may, chiếm khoảng 80 - 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới.

Các n ớc xuất khẩu hàng dệt, may chủ yếu :

khu vực Châu á, kinh doanh hàng dệt may có tốc độ tăng trởng cao, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trởng của toàn thế giới. Trị giá xuất khẩu hàng dệt và may mặc của khu vực Châu á lớn nhất thế giới chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc và 43% xuất khẩu hàng dệt của toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trởng của xuất khẩu ngoại vùng của Châu á đang giảm dần do buôn bán nội vùng ở hai thị trờng lớn của Châu á là Bắc Mĩ và Tây Âu đang ngày càng tăng.

Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2000 gần 52 tỷ USD chiếm 20% thị phần hàng dệt may thế giới. Những thị trờng xuất khẩu chính của Trung Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản, Mĩ và EU. Bốn thị trờng chính này chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.

Hồng Kông: cũng là nhà xuất nhập khẩu hàng dệt may lớn. Hiện nay, Hồng Kông có trên 4000 doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may, là đầu cầu lớn nhất cung cấp hàng dệt may cho thị trờng Mĩ và Châu Âu với trị giá khoảng 36 - 37 tỉ USD/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng tái xuất có giá trị gia tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Hồng Kông. Thị trờng xuất khẩu chính của Hồng Kông là Mĩ, EU và Trung Quốc.

các nớc Trung và Đông Âu, từ năm 1993 trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt và xuất khẩu hàng may tăng lên rõ rệt, đặc biệt là các nớc Ba Lan, Hungary, Rumani. Phần lớn hàng may mặc là hàng đặt may gia công đợc xuất khẩu trở lại EU và Mĩ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang dần khẳng định vị trí của mình trong thị trờng dệt may thế giới. Từ cuối những năm 1980, xuất khẩu hàng dệt, may của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên

nhanh chóng, chủ yếu là vải và quần áo. Trong giai đoạn 1990 - 1995, xuất khẩu hàng may mặc tăng với tốc độ 12,9%/năm. EU là thị trờng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ về hàng may mặc, khoảng 73% của năm 1996. Tháng 1/1996, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã vào Liên minh hải quan nên trong tơng lai EU vẫn tiếp tục là thị trờng chính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các n ớc chủ yếu nhập khẩu hàng dệt, may :

Nhật Bản là nớc lớn nhất Châu á, thứ ba thế giới về nhập khẩu hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng nội địa, nhịp độ tăng của hàng may mặc nhập khẩu khá cao, bình quân 17%/năm trong giai đoạn 1990 - 1996. Từ năm 1996, nhập khẩu quần áo bắt đầu chững lại và chỉ tăng 5% so với năm 1995 và giảm 14,3% trong năm 1997 chỉ đạt 16727 triệu USD. Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc, Italia, Mĩ, Hàn Quốc... Nhập khẩu từ các nớc Châu á tăng liên tục: thị phần của khu vực Châu

á tăng từ 80,9% năm 1995 lên 82,2% năm 1997, chủ yếu là do nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.

Các n ớc EU đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, đặc biệt là hàng may mặc với kim ngạch nhập khẩu hàng may năm 1997 đạt 80429 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may đạt 54060 triệu USD. Nhập khẩu hàng may mặc của EU chiếm 45 - 46% trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới trong khi hàng dệt chỉ chiếm 34 - 35%. Tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu so với toàn thế giới đang giảm dần: 52,4% năm 1990 xuống 40,4% năm 1997. EU nhập khẩu nhiều nhất từ Châu á. Tuy nhiên, cơ cấu thị trờng nhập khẩu của EU đã có thay đổi. Hàng dệt, may nhập khẩu từ Châu á đang có xu hớng giảm, ngợc lại nguồn nhập khẩu từ các nớc Trung - Đông Âu, từ Bắc Mĩ và Châu Phi lại có xu hớng tăng lên.

Các n ớc Bắc Mĩ là những nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn, đặc biệt là hàng may mặc, chiếm gần 30% khối lợng nhập khẩu toàn cầu. Hàng dệt may xuất khẩu từ các nớc Châu á chiếm trên 60% trị giá nhập khẩu của Bắc Mĩ năm 1996. Tuy nhiên, thị phần của các nớc Châu á tại Bắc Mĩ đang giảm dần: từ 65,7% năm 1994 xuống còn 61% năm 1996 ở Mĩ; từ 64,6% năm 1995 xuống 63,4% năm 1996 ở Canada. Ng- ợc lại, thị phần của các nớc trong khối đang mạnh dần lên: xuất khẩu của các nớc thuộc NAFTA sang Canada tăng từ 18,5% năm 1995 lên 21,8% năm 1997.

Hàng dệt may là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ t của Mĩ. Từ năm 1990, tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu vào thị trờng Mĩ trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới

vẫn tiếp tục tăng. Năm 1997, tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mĩ là 62,760 tỷ USD, năm 2001 là 70,239 tỷ USD.

Tóm lại:

Xu hớng tăng cờng buôn bán nội khu vực đang tiếp tục phát triển cùng quá trình liên minh kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa các nớc trong một khu vực (NAFTA, EU). Và sự xuất hiện các nhà sản xuất mới ở Trung và Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thay đổi cơ cấu thị trờng xuất nhập khẩu. Xu hớng này gây sức ép cạnh tranh lớn, gây khó khăn hơn cho các nớc xuất khẩu từ bên ngoài và các nớc xuất khẩu truyền thống của Mĩ và EU, đặc biệt các nớc xuất khẩu từ Châu á.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dệtmay của Vn vào thị trường Mỹ (Trang 27 - 30)