Chương 2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng
2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân độ i:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng cổ phần quân đội
Ngân hàng cổ phần quân đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GB – UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 4/11/1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH – GB của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.
Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong suốt hơn 12 năm vừa qua, Ngân hàng Quân Đội luôn đảm bảo sự phát triển liên tục và ổn định, thể hiện ở một số chỉ tiêu:
- Tổng vốn điều lệ của ngân hàng đến 31/12/2006 đạt 1045,2 tỷ đồng, tăng 132,2% so với đầu năm và tăng 52,26 so với ngày đầu thành lập.
- Tổng tài sản của ngân hàng đến ngày 31/12/2006 đạt 13 529 tỷ đồng, tăng 64,7% so với đầu năm và tăng 420 lần so với ngày đầu thành lập.
- Tổng vốn huy độn đạt 11 940 tỷ, tăng 60,9% so với đầu năm và tăng 1124 lần so với ngày đầu thành lập.
- Tổng dư nợ đạt 6 195 tỷ, tăng 38,6% so với đầu năm và tăng 411 lần so với ngày đầu thành lập.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đặt 252,8 tỷ, tăng 69% so với cùng kỳ và tăng gấp 1100 lần so với ngày đầu thành lập.Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng kể từ khi thành lập đạt đến 910 tỷ đồng. Với kết quả hoạt động như vậy ngân hàng Quân Đội luôn duy trì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15-20%.
- Mạng lưới ngân hàng Quân đội liên tục phát triển. Từ một điểm giao dịch đầu tiên, đến nay ngân hàng đã có 40 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc, có hơn 500 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới.
- Đội ngũ nhân viên của ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ 20 nhân viên ngày đầu mới thành lâp, hiện nay ngân hàng đã có hơn 800 nhân viên với trình độ và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Nếu tính các công ty trực thuộc thì Ngân hàng có hơn 1000 người.
Hiện nay, vị thế của ngân hàng trong khối các Ngân hàng cổ phần ngày càng được tăng lên. Tại Việt Nam, đến 12/2006 có 5 NHTMNN, 2 Ngân hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xă hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 38 NHTMCP, 4 Ngân hàng Liên doanh, 35 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, 11 công ty cho thuê tài chính và 6 công ty tài chính. Như vậy, số lượng các ngân hàng là khá nhiều so với quy mô nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Tính đến cuối năm 2006, 5 NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 70% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ thị huy động vốn và 30% thị phần cho vay còn lại. Như vậy, thị trường ngân hàng vẫn có độ tập trung cao vào các NHTMNN. Nếu so trong khối các NHCP có trụ sở chính tại Hà Nội thì Ngân hàng Quân đội có thị phần huy động vốn từ thị trường cấp 1 cao nhất, chiếm 21,24%. Cho vay chiếm 14,52% thị phần, vốn điều lệ chiếm 14,94%, tổng tài sản chiếm 15,44%. Nếu so với khối NHCP nói chung thì Ngân hàng Quân đội chiếm 6,8% vốn huy động từ thị trường 1, chiếm 4,7% dư nợ. Có được những kết quả đáng ghi nhận trên là do Ngân hàng Quân đội đã tập trung khai thác tốt thế mạnh của mình tạo dựng vị thế trên thị trường. Cụ thể :
Về huy động vốn, Ngân hàng Quân đội không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới, đặc biệt là các chương trình Tiết kiệm dự thưởng trong các năm qua được khách hàng đánh giá rất cao. Thương hiệu MB ngày càng được củng cố và tăng cường, được khách hàng tin tưởng.
Về hoạt động tín dụng, so với các ngân hàng CP khác, Ngân hàng Quân đội đã triển khai thành công các sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp, cho vay đồng tài trợ..
Về thanh toán Quốc tế, Ngân hàng Quân Đội đã triển khai thành công các chương trình tài trợ đổi hàng liên chính phủ, thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác đối với các Ngân hàng đại lý. Trong những năm gần đây, hạn mức thanh toán L/C mà các Ngân hàng đại lý cấp cho Ngân hàng Quân đội liên tục tăng.
Về hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Quân đội là ngân hàng cổ phần có số phí bảo lãnh cao nhất trong số các NHCP
Về hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ, quan hệ giao dịch interbank của Ngân hàng Quân đội trong những năm qua đã được mở rộng mạnh mẽ. Đến nay có thể khẳng định Ngân hàng Quân đội đã mở rộng và tăng cường mối quan hệ này với tất cả các định chế tài chính hoạt động hiệu quả tại VN. Vị thế giao dịch interbank của Ngân hàng Quân đội đã được củng cố mạnh mẽ qua việc được các đối tác giao dịch tăng hạn mức cho năm 2005 từ 2-5 lần so với năm 2004.
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2006 của NH TMCP Quân Đội)