0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (Trang 77 -84 )

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay

nghiệp trong hoạt động cho vay

3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tích

Nội dung phân tích tại ngân hàng có thể được coi là khá đầy đủ và chi tiết. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm mỗi hồ sơ vay vốn, vừa gặp gỡ khách hàng, vừa xử lý thông tin và đưa ra quyết định rồi xin ý kiến cấp trên. Như vậy để hoàn thành một bộ hồ sơ cán bộ tín dụng cùng chịu nhiều áp lực, hơn nữa lại mất khá nhiều thời gian hơn. Nên chăng lập ra một nhóm chuyên thực hiện phân tích các chỉ tiêu, hệ số tài chính cho cán bộ tín dụng. Sau đó những tài liệu này sẽ được sử dụng kết hợp với các kết quả thẩm định khác để cán bộ tín dụng có thế đưa ra quyết định cuối cùng. Nhiều doanh nghiệp khi đến vay vốn chưa được kiểm toán các báo cáo tài chính bởi kiểm toán, điều này cũng gây khó khăn đối với cán bộ tín dụng khi phải bỏ thêm nhiều thời gian để tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau. Thêm vào đó , việc phân tách giữa người thực hiện thẩm định và người trực tiếp làm việc với khách hàng càng giúp nâng cao tính lành mạnh trong quan hệ giữa khách hàng với cán bộ tín dụng.

Quy trình tín dụng đã được xây dựng từ năm 2001 cho đến nay đã hơn 7 năm, nền kinh tế cũng có nhiều thay đổi, nhiều chính sách mới cũng đã được áp dụng, nên chăng xem xét bổ sung sửa đổi lại quy trình tín dụng để phù hợp với điều kiện kinh tế mới.

Trong phần nội dung phân tích, giống như hầu hết các ngân hàng hiện nay, phương pháp để sử dụng phân tích chủ yếu là phương pháp tỷ

số, phương pháp so sánh. Sau khi cán bộ tín dụng tính toán được các tỷ số tài chính, đem so sánh với tiêu chuẩn của ngân hàng. Để có thể so sánh được chính xác chỉ số của các doanh nghiệp với nhau đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở hệ thống thông tin được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và tin cậy được.

Ngoài việc sử dụng phương pháp phân tích và so sánh, muốn nâng cao hơn nữa độ tin cậy của kết quả phân tích để đưa ra phán xét nên sử dụng thêm phương pháp Dupont. Nhờ có phương pháp này, tác động của các tỷ số tài chính tới tỷ số tổng hợp ROA, ROE thể hiện rõ ràng hơn. Như đã nêu ở chương 1, phương pháp phân tích Dupont là việc tách các tỷ số tổng hợp ROA, ROE thành tích chuỗi cái tỷ số có liên hệ với nhau. Nhờ đó, cán bộ tín dụng thấy được mức độ ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đến các chỉ tiêu tổng hợp.

TNST TNST DT

ROA = __________ = _________ x ________ = PM x AU

TS DT TS

Trong đó PM là mức doanh lợi doanh thu, còn AU là hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

DT DT VCSH AU = ______ =__________x _________ TS VCSH TS TNST TNST TS ROE = ____________ = ______ x _______ = ROA x EM VCSH TS VCSH

EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động bên ngoài. Nếu ROE tăng do ROA nghĩa là việc tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp sẽ tác động làm tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Ngoài việc cần tăng cường thêm các phương pháp phân tích tài chính, giống như hầu hết các ngân hàng hiện nay, cán bộ tín dụng chỉ tập trung phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa chú ý tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi báo cáo này rất giúp ích cho việc phân tích rõ nét hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp khi xem xét, kết hợp hai báo cáo với nhau. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy rõ nét hơn khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nghiên cứu. Trong phương pháp tỷ số, xu hướng biến động của các tỷ số là rất quan trọng. Sau khi tính toán các tỷ số, thay vì so sánh với bình quân ngành, chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị.Đó là thực hiện

ROEROA ROA AU = Vòng quay tổng tài sản EM = Tài sản/VCSH PM = Tỷ lệ lãi gộp Thu nhập

sau thuế Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản

X

X

:: :

phương pháp phân tích xu hướng. Phân tích xu hướng thực chất là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi. Muốn đạt được điều này, ngân hàng cần thiết phải lưu trữ một khối lượng thông tin thống kê để có thể tính toán số liệu trong nhiều năm. Xác định được những biến động về các đặc điểm và hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp từng giai đoạn góp phần hoàn thiện, bổ sung cho chất lượng phân tích.

3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho phân tích

Thông tin chính xác là cơ sở cho việc phân tích có đảm bảo hay không. Vì vậy ngân hàng muốn có được những thông tin này từ phía doanh nghiệp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết về nội dung những thông tin mà doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng khi muốn vay vốn. Đối với các doanh nghiệp xin vay vốn có báo cáo kiểm toán có thể có những chính sách hỗ trợ hợp lý song vẫn phải thận trọng kiểm tra lại. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần thường xuyên giám sát tình hình doanh nghiệp, tăng cường phỏng vấn, trao đổi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để kiểm tra đối chiếu thông tin.

Ngân hàng cũng không nên chỉ hài lòng với thông tin mà doanh nghiệp cung cấp mà cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thì cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính của ít nhất hai năm gần nhất, khuyến khích khách hàng kiểm toán các báo cáo tài chính vì những báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập sẽ có độ tin cậy cao hơn rất nhiều. Và trong quá trình doanh nghiệp sử dụng vốn vay, ngân hàng cũng luôn luôn theo dõi và giám sát tình hình bằng cách yêu cầu doanh nghiệp cung cấp số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình trạng sử dụng nợ. Ngân hàng cũng nên thu

thập thông tin từ những doanh nghiệp khác cũng kinh doanh trong cùng lĩnh vực với khách hàng để có thế so sánh khi cần thiết.

Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa việc thống kê các số liệu liên quan đến doanh nghiệp bằng các ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ để có thể xây dựng một ngân hàng dữ liệu về doanh nghiệp để sử dụng khi cần thiết. Hiện nay cũng có xuất hiện một số doanh nghiệp có năng lực trong việc thu thập thông tin và định giá doanh nghiệp. Với việc mua lại thông tin đảm bảo chất lượng, ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả và chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, việc giữ mối quan hệ với các ngân hàng khác để chia sẻ thông tin về các khách hàng cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể.

3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích

Thực tế thì đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng Quân đội đều có năng lực chuyên môn tương đối cao, phẩm chất tốt và đều được tuyển dụng qua kỳ thi đầu vào rất gắt gao. Với lịch sử hơn 10 năm trong ngành tài chính ngân hàng, đội ngũ cán bộ của Quân đội tương đối trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm Mà một cán bộ phân tích giỏi là một cán bộ có đủ các tố chất sau như trình độ chuyên môn, đạo đức, tinh thần trách nhiệm và cả kinh nghiệm có thế đưa ra những sản phẩm tốt là những báo cáo phân tích chuẩn mực và chính xác. Điều đó giúp cho cải thiện hơn thêm kết quả hoạt dộng của ngân hàng bằng cách tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay này. Vì thế các cán bộ của ngân hàng cần phải không ngừng nâng cao chuyên môn, bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, những thông tin mới. Ngân hàng cần khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho cán bộ công nhân viên có điều kiện học t ập để bổ sung kiến thức thêm phong phú và hoàn chỉnh hơn với điều kiện cam kết phục vụ ngân hàng trong thời hạn tối thiểu. Đối với đội ngũ trẻ khát khao

học hỏi, nâng cao chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm thì chính sách hỗ trợ cho đào tạo là cấp thiết. Thế nhưng ngân hàng Quân đội chưa chú trọng nhiều lắm vào khâu này. Ngoài các chính sách về đào tạo, ngân hàng Quân đội cũng nên chú trọng hơn nữa vào các chính sách đãi ngộ cũng như chính sách lương thưởng và khen thưởng phù hợp vì hiện nay đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về việc tuyển dụng nhân sự, nhất là những cá nhân có năng lực và có thành tích tốt.

Ngân hàng cũng nên xét đến việc phân công chuyên môn hoá cho một nhóm các cán bộ chuyên phụ trách việc phân tích nghiên cứu các thông tin tài chính của các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các cán bộ tín dụng tập trung vào các chuyên môn còn lại như là tiếp xúc với khách hàng, thực hiện giao dịch, tổng hợp các báo cáo thẩm định để ra quyết định và tiến hành các thao tác giải ngân theo quy trình…

Về công tác tổ chức cán bộ trong cho vay, Ngân hàng Quân đội đã thực hiện phân chia cán bộ theo khối lượng khoản vay đó là khối khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, ngoài ra còn có phòng quản lý dự án trực tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của các dự án lớn có tổng vốn đầu tư lớn. Mặt khác, ngân hàng cũng nên bố trí cán bộ phụ trách các khoản vay của các doanh nghiệp theo các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Điều này vừa giúp cho các cán bộ nắm rõ được đặc thù của từng ngành vừa so sánh, đối chiếu được năng lực hoạt động, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề, do đó tiết kiệm được thời gian thẩm định các khoản vay mà hiệu quả lại cao hơn.

Ngoài ra, việc tổ chức sắp xếp làm việc nhóm là một phương thức làm việc khá hiệu quả và đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng, nhất là việc kết hợp giữa phân tích thẩm định và tổng hợp lại để ra quyết định cuối cùng là việc phù hợp với

làm việc nhóm. Cán bộ quản lý không chỉ là bậc thầy về chuyên môn mà còn có năng lực lãnh đạo, có khả năng đánh giá được ưu khuyết điểm của nhân viên để có thể bố trí sắp xếp công việc phù hợp, vừa phát huy được tối đa khả năng của nhân viên vừa khuyến khích mỗi cá nhân đóng góp hết mình vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng.

Dù cán bộ tín dụng ở Ngân hàng Quân đội không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhưng việc giám sát các cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ phân tích nói riêng vẫn cần thiết phải chú ý tăng cường để phòng tránh những rủi ro không đáng có khi xảy ra việc thông đồng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng hay việc thực hiện giải ngân, xử lý nợ không đúng quy trình. Ngoài việc kiểm tra kết quả phân tích, cán bộ quản lý cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa, kiểm tra ngay từ khi cán bộ thu thập thông tin đến khi xử lý thông tin : Thông tin có tin cậy hay không, có đầy đủ và chính xác hay không, các nội dung phân tích có đầy đủ và tuân theo quy trình hay không, các chỉ tiêu phân tích đã chính xác và phù hợp hay chưa, điểm nào tập trung phân tích kỹ, còn điểm nào chưa được chú trọng ; hơn nữa chú ý cả mối quan hệ của cán bộ và khách hàng. Công tác kiểm tra giám sát đòi hỏi người sự tham gia từ hai phía, sự hỗ trợ tích cực của cán bộ phân tích, sự nghiêm khắc và kinh nghiệm của cán bộ quản lý.

3.2.4 Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Hoạt động Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cần có sự tham gia đắc lực nhất của công nghệ. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế có hạn, cơ sở vật chất kỹ thuật tại ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Quân đội nói riêng chưa được trang bị như tiêu chuẩn của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Trong đó, việc bảo mật của ngân hàng là tối quan trọng nên hệ thống an ninh mạng vẫn cần phải nâng cấp hơn nữa. Hệ thống thông tin mạng nội bộ thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cơ sở vật chất nếu được cải thiện sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, thời gian tìm kiếm thông tin, từ đó nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.Thực tế, ngân sách phục vụ cho việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật rất hạn hẹp nên việc chưa đạt được yêu cầu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, về lâu dài, ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện cơ sở vật chất để áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất, xây dựng ngân hàng dữ liệu, nâng cao tính bảo mật của thông tin.

Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Quân đội. Những giải pháp này cần phải thực hiện đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả công tác này. Các biện pháp này có khả thi và duy trì thực hiện lâu dài hay không cũng cần sự hỗ trợ của nhiều ban ngành và đối tượng có liên quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (Trang 77 -84 )

×