Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Vibank) (Trang 42 - 45)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK

2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.3.1 Khó khăn từ phía khách hàng

Thương mại quốc tế ở việt nam ngày càng phát triển ,kéo theo số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày một gia tăng .Nhưng nhìn chung ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam còn nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế như trình độ nghiệp vụ ,dẫn đến thiệt hại sẽ xảy ra không chỉ với các doanh nghiệp mà còn cả các ngân hàng .

- Tồn tại từ phía đơn vị xuất khẩu:

Các đơn vị xuấtkhẩu thường gặp nhiều sai sót ,vướng mắc trong việc lập bộ chứng từ thanh toán . Điều này khiến cho chính họ phải tốn kém thêm chi phí như : tiền điện phí ,sai sót phí … và nhấ là gặpkhó khăn trong việc đòi tiền .Bên cạnh đó ,điều này còn gây nhiều phiền toái ,khó khăn cho ngân hàng do quy trình thanh toán bị chậm trễ dẫn đên làm giảm chất lượng thanh toán ,uy tín của ngân hàng trong hoạt đông thanh toán quốc tế .

- Tồn tại từ phí đơn vị nhập khẩu :

Về phía các doanh nghiệp nhập khẩu ,thiếu kinh nghiệm và kiến thức về tập quán thương mại quốc tế ,tập quán quốc gia của đối tác ,cững như không xem xét kỹ khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác và không tham khảo ý kiến ngân hàng là nguyên nhân gay ra khó khăn cho ngân hàng trong việc mở và thanh toán L/C .Chẳng hạn như,người nhập khẩu do trình độ hạn chế ,không hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng thương mại đã ký kết với người xuất khẩu hoặc cố tình làm sai những thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng dẫn đến yêu cầu mở L/C có nội dung không khớp với hợp đồng thương mại làm chậm trễ quá trình thanh toán ,gây tốn kém chi phí .

Nguyên nhân là do đa số khách hàng khi tham gia thương mại quốc tế không có sự hiểu biết sâu sắc về thông lệ luật pháp quốc tế hay luật pháp của các nước đối tác ,và ngay cả văn bản điều chỉnh thanh toán TDCT –UCP .Hơn nữa trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta còn nhiều yếu kém do đội ngũ cán bộ nhân viên năng lực chưa cao hoặc chưa qua đào tạo chính quy .Trong khi đó, doanh nghiệp lại thiếu những đội ngũ chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế để tư vân cho họ khi tham gia buôn bán với nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho các thanh toán viên trong việc giải thích, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, các sai sót xảy ra là điều khó tránh khỏi, và điều đó làm chậm trễ quá trình thanh toán và giảm uy tín của ngân hàng.

2.3.2.2 Khó khăn từ phía ngân hàng : - Về cơ chế, chính sách pháp lý :

Hành lang pháp lý cho hoạt độn thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của Việt Nam còn thiếu và còn nhiều bất cập .Hiện nay ,các bên xuất nhập khẩu khi tham gia thương mại quốc tế sử dụng phương thức thanh toán TDCT đều vận dụng UCP500 làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn ,nhưng UCP500 chỉ là thông lệ quốc tế nên không thể áp dụng một cách máy móc được, nhất là đối với điều kiện của nước ta .Do vâỵ ,trong hoạt động thanh toán TDCT, vibank cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam khác dễ gặp trở ngại với các ngân hàng đối tác nước ngoài trong việc áp dụng luật pháp và UCP một cách xác đáng và có hiệu quả .Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, hầu hết các thư tín dụng đều áp dụng UCP500 .Nhưng mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục tập quán của quốc gia đó .Vì vậy, sự khác nhau giữa luật quốc gia và UCP là trở lại cho các bên tham gia thanh toán TDCT .Điều này thường đặt Vibank vào những quan hệ thanh toán thiếu hiệu quả và rủi ro cao .

thuẫn rất khó thực hiện lảm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và tạo ra tâm lý e ngại không đối với các ngân hàng đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, quy chế quả lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quá trình thanh toán .

- Về quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài :

Mặc dù, hiện nay Vibank có mạng lưới quan hệ đại lý tương đối rông với gần 600 ngân hàng nước ngoài tại 58 quốc gia trên thế giới. Song ở một số thị trường .Vibank vẫn còn thiếu đại lý như khu vực Châu Á, châu mỹ latinh, do đó các giao dịch liên quan đến quá trình thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank phát sinh tại các thị trường đó sẽ phải thông qua một ngân hàng thứ ba ,nên thời gian thực hiện các giao dịch bị kéo dài ,làm tăng chi phí ,ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán TDCT của Vibank .

- Về sự cạnh tranh của các ngân hàng khác :

Tuy kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT tại Vibank tương đối cao và có xu hướng tăng ,nhưng thị phần thanh toán TDCT lại có xu hướng giảm xút do việc phân chia khách hàng giữa các ngân hàng là một thực tế đang diễn ra .Nguyên nhân là do Vibank đang tiến hành họat động thanh toán quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thuộc khối nhà nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với nhiều ưu thế về vốn, uy tín, công nghệ .Vì vậy ,việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán TDCT ra thị trường là một điều rất khó khăn đòi hỏi Vibank phải có một chính sách hoạt động hợp lý ,hấp dẫn để thu hút khách hàng đồng thời phải có những chính sách cạnh tranh tinh vi ,khôn khéo để giành được nhiều thị phần hơn trong thanh toán TDCT .

Những khó khăn trên của Vibank trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho Vibank nhiệm vụ là phải đổi mới phương thức họat động .Đây là mục tiêu mà toàn thể cán bộ Vibank đang nỗ lực thực hiện để ngày càng nâng cao vị thể của ngân hàng trong những năm đầu của thập niên mới .

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Vibank) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w