Quy trình tham gia dự thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 43 - 46)

IV. Thực trạng công tác tham dự thầu tại công ty trong giai đoạn 2004 –

2. Quy trình tham gia dự thầu

Quá trình tham gia dự thầu của công ty được tiến hành theo một trình tự sau:

Bước 1: Thu thập thông tin hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được thu thập chủ yếu từ các nguồn:

• Qua thông tin trên báo chí

• Qua các mối quan hệ

Bước 2: Lập hồ sơ dự thầu

Đây là bước quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đối với khả năng trúng thầu một công trình. Hồ sơ dự thầu là căn cứ để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu. Chất lượng bộ hồ sơ dự thầu tốt, tin cậy sẽ là cơ sở để bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Do đó, công tác lập hồ sơ dự thầu cần được thực hiện một cách hết sức cẩn thận và nghiêm túc, đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ của các nhân viên. Tại LICOGI 20, công tác lập hồ sơ dự thầu được tổ chức tương đối tốt, một mặt do công ty đã thực hiện chuyên môn hoá công tác lập HSDT bằng việc dành riêng một phòng chuyên quản lý và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đấu thầu, đó là phòng Tiếp thị - đấu thầu. Mặt khác, do các cán bộ của phòng đều là những nhân viên giỏi, được đào tạo một cách bài bản về lập HSDT;

• Các căn cứ lập hồ sơ dự thầu:

− Căn cứ vào khối lượng mà bên mời thầu cung cấp trong Hồ sơ mời thầu

− Căn cứ vào khảo sát nghiên cứu của nhóm cán bộ lập Hồ sơ dự thầu.

− Căn cứ vào quy định về định mức trong thi công.

− Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu: Luật đấu thầu , nghị định 111…và các lĩnh vực có liên quan.

• Nhìn chung, một bộ hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ sau:

Phần 1: Mở đầu

• Đơn dự thầu

• Bảo lãnh dự thầu

• Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề

• Thông tin chung về nhà thầu

• Số liệu tài chính

Trong phần này, nhà thầu sẽ phải nêu ra được các số liệu về : năng lực tài chính của công ty, thể hiện trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…; qua danh mục các hợp đồng mà công ty đang tiến hành, để chứng minh năng lực hiện thời của công ty đủ đáp ứng những yêu cầu của gói thầu; …

• Năng lực nhân sự của nhà thầu

Công ty sẽ trình bày về năng lực nhân sự của mình thông qua bảng thống kê nguồn nhân lực và trình độ của công ty, để đảm bảo có thể thực hiện gói thầu. Đây là một trong những điều kiện quyết định khả năng trúng thầu của công ty.

• Năng lực thiết bị của nhà thầu

Công ty sẽ phải liệt kê các loại máy móc hiện có, niên hạn sử dụng, nước sản xuất và các thông số kỹ thuật để chứng minh khả năng của máy móc có thể thực hiện gói thầu.

• Hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu

Đây là một phần không thể thiếu, đặc biệt, với những gói thầu có giá trị lớn, đòi hỏi độ chính xác về mặt kỹ thuật cao thì càng đòi hỏi năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Trong phần này, công ty sẽ phải chứng tỏ mình là người am hiểu trong lĩnh vực mà bên mời thầu yêu cầu, để làm được điều đó, công ty sẽ trình bày kinh nghiệm của mình trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong lĩnh vực mà gói thầu yêu cầu, thể hiện bằng việc liệt kê danh mục các công trình có tính chất tương tự gói thầu mà chủ đầu tư yêu cầu và bản sao các hợp đồng.

Trong phần này, công ty sẽ trình bày các tài liệu:

• Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí nhân lực thi công.

• Danh sách những vật liệu chính sẽ sử dụng

• Danh mục các thiết bị thi công, thí nghiệm chính sẽ đưa vào công trình

• Thuyết minh biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường.

Trong phần này, sẽ trình bày các nội dung về:

Mở đầu:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w