Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để xác định được khả hiện tại của bản thân doanh nghiệp và xác định sức mạnh của các đối thủ cần quan tâm. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu Công thức xác định:
GTt = DTDTt - DTt-l t-l
Trong đó:
Gtt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
DTt-l: Doanh thu kỳ trước.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của
doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận Công thức xác định:
Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu Prt::Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
Prt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó
Ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu
nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
GTt = PrRet - Prt-l t-l
* Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác dụng khác nhau:
Cách 1:
Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệpTổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh
nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
Cách 2:
Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó khắc
phục được những nhược điểm của những chỉ tiêu trên. Do các đối thủ cạnh tranh thì sẽ có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người ta có thể lựa chọn từ 2 - 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi lĩnh vực cạnh tranh.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sát thực nhất khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và các thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh trong tương lai.
Những chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh chung của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn nếu xét riêng về hoạt động xuất khẩu thì khả năng cạnh tranh được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Thị phần của doanh nghiệp =
Doanh thu của doanh nghiệp
* Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu qua các năm
EGt = EXt - EXt-l EXt-l
Trong đó:
EGt: Tốc độ tăng Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
EXt-l:: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước.
Ý nghĩa: Qua chỉ tiêu này ta có thể tháy được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
giữa hai năm liền nhau để biết xem khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp qua thời gian là tăng hay giảm và tăng, giảm với tỷ lệ là bao nhiêu. Nếu tăng thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng lên, còn nếu giảm thì khả năng đó có thể giảm và doanh nghiệp cần tìn ra nguyên nhân của sự giảm sút đó để năm sau có thể khắc phục.
* Thị phần của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
Cũng như chỉ tiêu thị phần ở trên, thị phần trong hoạt động xuất khẩu bao gồm hai cách tính:
Cách 1:
Thị phần của doanh nghiệp so với tổng = Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh nghiệp Tổng Kim ngạch xuất khẩu HMM của các DN trong nước
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
Ý nghĩa: Cho biết độ lớn về Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp so với kim
ngạch chung của toàn ngành trong nước, từ đó thấy được vị thế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành. Sự biến động của chỉ tiêu qua các năm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động xuất khẩu, có sự tăng lên hay giảm đi và nguyên nhân từ đâu.
Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở trong nước là một con số không nhỏ và rất khó kiểm soát, nên để có được số liêu về tổng Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tất cả các doanh nghiệp trong nước một cách chính xác là rất khó nên ta có thể tính theo cách thứ hai như sau:
Thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ mạnh nhất
=
Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh nghiệp Kim ngạch xuất khẩu HMM của đối thủ mạnh nhất
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc .
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của
doanh nghiệp mình so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Từ đây có thể so sánh được thị phần của doanh nghiệp mình trên thị trường với thị phần của một số doanh nghiệp mạnh khác để phân tích xem với quy mô, tiềm lực hiện nay của doanh nghiệp như vậy thì hoạt động xuất khẩu của Công ty đã thực sự hiệu quả chưa. Ngoài ra còn biết thêm các thông tin về đối thủ, thị phần xuất khẩu họ chiếm giữ và lấy đó làm căn cứ cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tìm ra những chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.
Đánh giá khả năng cạnh tranh là một việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp vì qua đó mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra những mục tiêu, chiến lược cạnh tranh thích hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp mình. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc là một hoạt động được rất nhiều doanh nghiệp trong ngành may quan tâm và vì thế số lượng các doanh nghiệp trong ngành may quan tâm và vì thế số lượng các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, làm cho cục diện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
*Tỷ số về khả năng sinh lãi.
Nếu như các chỉ tiêu trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DOANH THU
Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế ttrong 100 đồng doanh thu.
-Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE
ROE =TNST/VCSH
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư
đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một muc tiên quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
-Doanh lợi tài sản:ROA
ROA = TNTT &L / TS hoặc ROA= TNST/TS
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh tổng tài sản
*Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nhân lực
Theo UNDP- cũng là của Liên hợp quốc- sự phát triển con người (nhân lực) của các quốc gia và lãnh thổ khác nhau, bất kể theo chế độ chinh ttrị nào, đều có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung- chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân lực – HDI. HDI là một chỉ tiên tổng hợp gồm ba tiêu chí cụ thể:
-Trình độ phát triển kinh tế -Giáo dục
-Y tế
Chỉ tiêu kinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương để tính ra mức sống bình quân của người dân
Chỉ tiêu về phát triển giáo dục đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học bình quân của người dân
Chỉ tiêu y tế tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân
Mặc dù HDI là một hệ thống chỉ tiêu còn khiếm khuyết nhất định nhưng nó vẫn là một thước đo được thế giới thừa nhận từ lâu và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển nhân lực. Từ hệ thống chỉ tiêu và các tính các chỉ số về sự phát triển nhân lực- nhân sự HDI của Liên hợp quốc đối với các quốc gia, vận dụng vào việc xem xét sự phát triển nguồn nhân lực của Công ty Xuất Khẩu May Mặc để nâng cao khả năng cạnh tranh về nhân lực- Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng.