II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU
1. 2 Sử dụng chính sách giá cả một cách có hiệu quả
2.2 Cải tiến chính sách thuế
Chính sách thuế cần hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp May mặc nói chung và Công ty May Xuất Khẩu nói riêng.
Chính sách thuế đối với hàng may mặc trong thời gia qua còn bất hợp lý với thời gian quy định cho hàng tạm nhập tái xuất và hàng bán đứt (Hàng FOB) phải nộp thuế trong vòng 90 ngày là quá ngắn, bởi lẽ từ khâu ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu sản xuất và xuất khẩu khó thực hiện trong thời gian đó. Đối với hàng gia công còn phụ thuộc vào khách hàng, còn hàng FOB thì phải tự túc từ khâu đầu đến lúc xuất hàng đi, thì thời hạn đó quá ngắn vì nó còn liên quan đến vốn của doanh nghiệp. Khi quá 90 ngày chưa xuất khẩu hàng hoá thì doanh nghiệp phải vay ngân hàng chịu lãi suất để tạm nộp thuế và như vậy lại đẩy giá thành lên, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá đối với hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hàng may mặc sử dụng nguyên liệu trong nước bán ra nước ngoài phải chịu mức thuế không hợp lý, thuế chồng thuế. Để khuyến khích sản xuất và làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp hàng may mặc xuất khẩu, Nhà nước nên miễn thuế các nguyên liệu, phụ liệu sản xuất, các chủng loại thay thế nhập khẩu để làm hàng phục vụ xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán ngang hoặc thấp hơn giá sản phẩm cùng chủng loại và tạo cho ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB.
Theo Quyết định tại Điều 8 Luật thuế GTGT và Điều 7 Nghị định số 28/1998/NĐ-CP của Chính phủ, thuế suất thuế GTGT là 0% được áp dụng đối với các mặt hàng hoá xuất khẩu. Đây là một quy định nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu nói chung và hàng may mặc xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên hàng may mặc xuất khẩu cũng giống như nhiều hàng hoá xuất khẩu khác vẫn phải chịu thuế xuất khẩu, thuế suất thuế xuất khẩu tuỳ theo từng mặt hàng và mức độ ưu tiên của nó. Hàng may mặc xuất khẩu hiện nay chịu mức thuế suất ưu đãi là 50% và thuế suất thường là 75%. Mức thuế này như vậy là tương đối phù hợp nhưng để khuyến khích hơn nữa hoạt động xuất khẩu Nhà nước cần nghiên cứu để có thể đưa ra một mức thuế thấp hơn, Ngành May mặc Việt Nam đang trên đà phát triển và nhất là
với chiến lược " tăng tốc " trong những năm tới thì sản phẩm của ngành ngày càng nhiều với chất lượng, mẫu mốt cao hơn, giá cả thấp hơn. Nếu hoạt động xuất khẩu không được chú trọng hơn nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không tiêu thụ hết ở thị trường trong nước, gây ứ đọng hàng hoá, dẫn đến ứ đọng vốn... nên việc đẩy mạnh xuất khẩu là rất càn thiết. Ngoài ra hoạt động này hàng năm đem lại cho đất nước một mức Kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong toàn ngành công nghiệp và trên hết là nó giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn trong nước. Nhà nước đứng trên phương diện vĩ mô nên bất cứ một vấn đề nào cũng phải xem xét trên mọi khía cạnh,cả về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội và vấn đề giảm thuế xuất khẩu là một trong những cách thức giải quyết theo hướng đó.