Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing, mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 55 - 57)

II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU

1.1- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing, mở rộng thị trường xuất khẩu

chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc một cách nhanh chóng, cập nhật nhất.

Thứ năm:Đảm bảo cung cấp hàng hoá cho khách hàng theo đúng hợp đồng

về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm giao hàng. Tạo điều kiện thật thuận lợi cho khách hàng trong việc vận chuyển, thanh toán. Những việc làm này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái, tin tưởng cho khách hàng khi làm việc với Công ty, từ đó có thể nâng cao niềm tin, uy tín, hình ảnh của Công ty với khách hàng - đây là một trong nhưng yếu tố nhằm giữ khách hàg truyền thống và lôi kéo khách hàng mới cho Công ty.

Thứ sáu: Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng

may mặc thời trang của Công ty, cùng với những việc làm trên đây công tác tài chính của Công ty sẽ góp thêm một phần vào mục tiêu đó. Công tác tài chính sẽ cần được chú trọng hơn nhằm cân đối hợp lý các quỹ, nguồn vốn và chi phí để ưu tiến phục vụ mục tiêu mũi nhọn của Công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

II - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU

1 - Về phía Công ty

1.1 - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing, mở rộng thị trường xuất khẩu trường xuất khẩu

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động Marketing càng giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu hoạt động Marketing được đẩy mạnh và phát triển thì cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng cường. Mặt khác, hiện nay đang là thời điểm mà ngành may mặc cũng đang có sự phát triển mạnh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu ngày càng gia tăng thì cục diện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi vậy, đẩy mạnh hoạt động marketing là vấn đề cấp thiết, nhất là đối Công ty. Trong thời gian qua hoạt động này đã được thực hiện nhưng còn quá đơn giản do phòng kế hoạch thị

trường quản lý nhưng để theo kịp với tình hình cạnh tranh hiện nay thì hoạt động này cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

1.1.1 – Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng. thị hiếu khách hàng.

Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng là một nhiệm vụ tất yếu Công ty cần thực hiện, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt này.

Trong nền kinh tế hàng hoá thì thị trường là nơi đánh giá cuối cùng của sản phẩm của nhà sản xuất, hàng hoá của nhà kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của họ. Do đó để tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để có thể tung ra những sản phẩm, hàng hoá mà thị trường cần. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu, giá cả, dung lượng của thị trường. Công ty hiện nay đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải tổ chức tốt nghiên cứu và khai thác tốt cả thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng. Cụ thể, để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp cho từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia, Công ty cần tập trung vào việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu. Vì vậy để nắm bắt được tình hình của thị trường nước ngoài, Công ty cần tiến hành mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài và cử đại diện ở các nước có mối quan hệ làm ăn với Công ty điều tra nhu cầu về thị trường đó, tạo ra các mẫu, mốt ăn khách, hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để thực được những việc trên không phải là dễ dàng vì nó rất tốn kém và khá phức tạp. Vì thế Công ty có thể nghiên cứu thị trường một cách gián tiếp hay còn gọi là nghiên cứu tại bàn những nhu cầu,thị hiếu đó. Thông qua một số tài liệu nói về phong tục tập quán trong cách ăn mặc, về nền văn hoá của đất nước sẽ giúp ta có thể hình dung được quan niệm về thời trang trong con mắt của họ. Cộng thêm vào đó là các tạp chí thời trang của họ để nhận thấy xu hướng về cách ăn mặc trong thời gian tới. Hiện nay hệ thống thông tin Internet rất phát triển nên việc nghiên cứu khách hàng qua mạng là rất đơn giản và ít tốn kém. Qua

các thông tin về khách hàng đã thu thập được từ những nguồn trên Công ty có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu khách hàng cũ, đồng thời tìm thêm được một số khách hàng mới mà nhu cầu của họ Công ty có thể đáp ứng được. Những mặt hàng truyền thống luôn là những mặt hàng trọng điểm nhưng qua nghiên cứu Công ty cần nhạy bén hơn để đưa ra những sản phẩm mới mà thị trường có nhu cầu và khả năng của Công ty có thể đáp ứng được. Ngoài ra cần nghiên cứu để dự báo nhu cầu đối với từng loại mặt hàng như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu.. để việc nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt, Công ty nên thường xuyên cử các đoàn đi tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm thêm các đối tác mới, tạo quan hệ mật thiết với các bạn hàng quen thuộc. Đồng thời, Công ty nên vận dụng lợi thế về vị trí địa lý của mình là nằm trên địa bàn thủ đô, gần với các văn phòng đại diện, sứ quán nên có thể cử các cán bộ của mình đến tận nơi chào hàng và gặp gỡ thương vụ của các nước nhằm tìm hiểu nhu cầu của họ. Ngoài ra, Công ty nên thông qua các trung tâm tư vấn, ngành, trung tâm thương mại công nghiệp để có những lời khuyên và môi giới về sản phẩm mới, kiểu cách mới, đối tác mới, thị trường mới.

Hoạt động nghiên cứu thị trường còn phải thu thập được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về hàng hoá của Công ty mình về tất cả các yếu tố như chất lượng, giá cả, mẫu mã, các phương thức thanh toán, giao hàng, dịch vụ trước, trong và sau khi bán... nhưng những thông tin này là một tài liệu rất quý cho Công ty vì từ đây Công ty có thể biết được những mặt tốt lẫn khuyến điểm của mình và lấy đó làm căn cứ để lần sau có thể sửa chữa, giúp cho nhau những sản phẩm lần sau được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w