Mở rộng các mối liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 64 - 65)

II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU

1.7Mở rộng các mối liên kết kinh tế

1. 2 Sử dụng chính sách giá cả một cách có hiệu quả

1.7Mở rộng các mối liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hiện tượng xã hội khách quan của nền kinh tế hàng hoá có sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, nó phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau để thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất đối với các bên tham gia. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh thực hiện cạnh tranh thắng lợi các đối thủ khác. Liên kết kinh tế nhằm khai thác được các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Để giành được thắng lợi và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, Công ty cần tiến hành các hoạt động liên kết sau:

- Cần tiến hành liên kết chặt chẽ hơn nữa đối với các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động gia công hàng hoá xuất khẩu của công ty.

- Tiến hành liên kết với các đơn vị nước ngoài nhằm thu hút các nguồn lực, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết với các tổ chức ngân hàng để thuận tiện trong việc thanh toán tiền hàng với khách hàng cũng như đối với các đơn vị cung cấp.

- Giữ mối quan hệ với các đơn vị vận chuyển, các đơn vị làm thủ tục xuất khẩu để hàng hoá của công ty lúc xuất khẩu được nhanh chóng, làm giảm chi phí lưu kho bãi, giao hàng đúng quy định của hợp đồng...

Ngoài ra cần có sự liên kết kinh tế, giữ quan hệ tốt giữa công ty với các đơn vị nước ngoài dựa trên hợp đồng kinh tế, giúp Công ty đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh xuất khẩu, tránh bị ép giá và các bất lợi khác.

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 64 - 65)