Nâng cao trình độ người lao động

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 62 - 64)

II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU

1. 2 Sử dụng chính sách giá cả một cách có hiệu quả

1.6 Nâng cao trình độ người lao động

Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền "văn minh trí tuệ", trong đó con người tri thức khoa học và công nghệ sẽ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước và nói cụ thể hơn là quyết định sự thành công trong hoạt động của các công ty, xí nghiệp. Muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp

thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền sản xuất trong nước. Đồng thời phải nắm bắt được chính xác thông tin và sự thay đổi nhu cầu giá cả thị trường, những nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi đó. Đó là con đường duy nhất giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp ngoại thương kịp thời xử lý một vấn đề trước khi nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Công ty. Đối với một cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu thì những đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ marketing, về ngoại ngữ... là những tiêu chuẩn không thể thiếu. Những yếu tố này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

- Xác định được thị trường mục tiêu cho Công ty, sau đó phải định vị Công ty theo hướng xây dựng một mối liên kết chặt chẽ với thị trường này. Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng có chủ đích, đồng thời phải giữ chữ tín, nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty.

- Có khả năng chiếm lĩnh thị trường và giữ vững thị trường bằng cách gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho khách hàng.

- Có khả năng lực chọn phương tiện và quy mô quảng cáo thích hợp với thị trường mục tiêu của công ty.

- Có khả năng tìm những khe hở, tìm thêm nguồn hạn ngạch để lọt vào những thị trường rộng lớn hơn.

- Tạo ra sự năng động trong kinh doanh, thích nghi với sự biến động của thị trường, tránh rủi ro trong kinh doanh và nắm bắt được cơ hội kinh doanh có lợi.

- Biết phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình, đưa ra các thông tin tin cậy giúp cho việc vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp. Thị trường may mặc thế giới phức tạp, nhu cầu về hàng may mặc biến động theo mùa. Hơn nữa, tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thị trường khác nhau có sự khác nhau. Vì những nhiệm vụ đó nhân viên phòng xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết chuyên môn về ngành may.

Để có được những cán bộ có đầy đủ những yêu cầu trên công ty cần chủ động đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn giỏi gắn với thị trường. Hàng năm công ty cần có kế hoạch chi phí cho việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý hiện đại cho các cán bộ quản lý. Đây là một cách đầu tư

lâu dài, tạo ra động lực mạnh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số hình thức nhằm đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ cho công ty hiện nay gồm:

- Gửi cán bộ đi học ở các trung tâm đào tạo dài hạn, nhất là đối với một số cán bộ trẻ có năng lực.

- Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn từ hai đến ba tháng theo từng chuyên đề mang tính chất tập huấn những vấn đề mới có tính cấp thiết để kịp vận dụng vào công tác chỉ đạo, điều hành.

- Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý, nghiệp vụ kinh doanh, khả năng marketing... để từ đó các cán bộ trong công ty có thể học hỏi lẫn nhau.

- Tạo điều kiện cho các cán bộ đi tham quan, khảo sát ở nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Việc đào tạo và đào tạo lại không chỉ tập trung vào trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ... của cán bộ trong công ty mà còn phải giáo dục ý thức, tư tưởng văn hoá cho cán bộ công nhân viên tạo dựng được bầu không khí đoàn kết nhất trí nội bộ trong công ty, xây dựng công ty thành một khối thống nhất, xây dựng nếp sống văn minh, tạo nên một nền văn hoá riêng biệt cho công ty. Đây là một trong những tiền đề giúp cho công ty phát triển một cách bền vững và lâu dài.

Bên cạnh việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên, nếu có điều kiện công ty nên có chính sách thu hút những người có năng lực bằng cách lập quỹ học bổng trợ cấp cho sinh viên, phối hợp với các trường, các Viện nghiên cứu.. để đào tạo cán bộ ngay từ khi còn học Đại học.

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty may xuất khẩu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w