Châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 33 - 35)

Châu Á-Thái Bình Dương cũng là một khu vực thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Artexport. Trong giai đoạn hiện nay, châu Á-Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế giới. Khu vực này bao gồm các nền kinh tế lớn, đang phát triển với tốc độ khá cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…Về điều kiện địa lý, do Việt Nam cũng nằm trong khu vực này nên việc giao thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với các nước khác trong khu vực

rất thuận tiện, dễ dàng. Đây cũng là khu vực có số dân đông nhất thế giới, tuy mức thu nhập bình quân đầu người tuy không cao như khu vực Tây Bắc Âu nhưng đang có xu hướng tăng nhanh dần, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa nhờ đó mà cũng tăng lên nhanh chóng. Hơn thế nữa, do cùng nằm trong một khu vực, nên Việt Nam và các nước này có khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhu cầu, hay thị hiếu mua sắm. Trong thời gian tới, chắc chắn khu vực thị trường này sẽ trở thành thị trường truyền thống không chỉ đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport mà còn là thị trường nhắm tới của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam.

Bảng 1.10 - KNXK sang châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2006-2009

Đơn vị: USD

Năm Tổng KNXK KNXK sang châu Á-Thái Bình Dương Tỷ trọng (%) tăng (%)Tốc độ

2006 (*) 11.082.307 2.408.185 21,73 _ 2007 12.751.624 2.454.687 19,25 1,93 2008 11.183.665 2.457.051 21,97 2,03 2009 9.506.115 1.640.755 17,26 -31,87 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở

Qua bảng trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này duy trì được mức ổn định từ năm 2006 đến 2008. Các năm 2007 và 2008 có tăng trưởng so với năm 2006 nhưng chỉ đạt ở mức khoảng 1-2%. Năm 2009 là năm mà các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng hơn của cuộc suy thoái toàn cầu, vì vậy mà doanh thu xuất khẩu đem về cho Công ty tại thị trường này giảm mạnh, chỉ đạt 1,6 triệu USD, giảm 32% so với năm 2006. Có thể kể đến một nguyên nhân khác đã gây sự sụt giảm hoặc tăng trưởng chậm tại thị trường này, đó là Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh quá gay gắt, quyết liệt từ các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ khác trong

nước, cũng như các công ty đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia với các mặt hàng giá tương đối rẻ, chất lượng lại khá cao.

Trong thời gian sắp tới, Công ty Artexport cần đề ra những biện pháp để khai thác tốt hơn nữa thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt là phải giành lấy thị phần tại một số thị trường đã mất từ tay các công ty đối thủ trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w