Thiếu thông tin hỗ trợ thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 56 - 57)

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước chưa xứng với tiềm năng về nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động hơn 10 triệu người của ngành này. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của các doanh nghiệp hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường. Hiện nay, đầu ra lớn nhất của thủ công mỹ nghệ Việt Nam là thị trường Mỹ và EU.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại không am hiểu về văn hóa của họ, chỉ đưa ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên mất rằng người tiêu dùng cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng “lệch pha” với nhu cầu của thị trường và “chậm tiến” so với các đối thủ cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc thiếu thông tin dẫn đến không nắm bắt được giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường, chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài... trong khi những thông tin này lại vô cùng cần thiết đối với những người làm kinh doanh.

Điều mà các doanh nghiệp cần hiện nay là có một trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đẩy mạnh phát triển thị trường từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ mới được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập. Các doanh nghiệp hy vọng đây sẽ là nơi xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, giúp họ giữ gìn, bảo hộ bản quyền, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w