Hỗ trợ xuất khẩu ngành hàng theo quy định của WTO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 67 - 69)

• Có chủ trương tài trợ cho vay ưu đãi các dự án phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho các đơn vị thủ công mỹ nghệ mở rộng và phát

triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

• Có vay tín chấp với các đơn vị đã có hợp đồng xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thực hiện hợp đồng (có thể thông qua sự giới thiệu của hội).

• Có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu đầu vào của ngành thủ công mỹ nghệ, chú ý đến tính đặc thù của từng loại nguyên liệu, đặc biệt không bắt buộc phải có hoá đơn tài chính đối với các nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ cho phép đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất, tránh để doanh nghiệp vừa làm vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Tài trợ cho các giải sáng tác mẫu mã kiểu dáng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, phù hợp với nhu cầu thị trường để khẳng định và tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đối với thị trường thế giới.

• Chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:

 Đưa ra những qui định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất-kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí  Hỗ trợ các doanh nghiệp chi phí hoạt động xúc tiến thương mại  Tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng môi giới

hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài

• Chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất thủ công mỹ nghệ:

 Các dự án đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp còn được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng.

 Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay ủy thác xuất khẩu.

• Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ theo 5 tiêu chuẩn: mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Có thể nói nhiều cơ chế, chính sách mới rất thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tiếp sức cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp đã đề ra. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít trường hợp chậm triển khai hay thực hiện chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, tạo rào cản không đáng có đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 67 - 69)