Nhóm giải pháp phát triển chất lượng nhân lực trong Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 63 - 65)

Đối với mỗi doanh nghiệp, đầu tư cho đào tạo phát triển nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công trong kinh doanh. Với đà phát triển như hiện nay, trong tương lai, quy mô của Công ty sẽ ngày càng được mở rộng. Vì vậy, phát triển nhân sự là việc làm hết sức cần thiết cả trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, Công ty cần:

 Mở các lớp huấn luyện ngắn ngày cho cán bộ về chuyên môn đàm phán cũng như chuyên môn tiếp thị quảng cáo sản phẩm

 Sắp xếp, bố trí công việc cho cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với năng lực của từng người, giúp nâng cao hiệu quả làm việc của cả tập thể

 Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, thường xuyên có những đợt tuyển nhân viên, tìm ra các cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, tạo cho Công ty có tác phong làm việc năng động, nhiệt tình hơn

 Đưa cán bộ công nhân viên sang học hỏi kinh nghiệm về kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các nước bạn, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển.

 Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên bắt kịp với sự phát triển chung của quốc tế, chủ yếu là kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và tiếng Anh thương mại

 Có chính sách đào tạo thường xuyên, đào tạo định kỳ, đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đào tạo, đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại, chính sách đào tạo cần tập trung chủ yếu vào các đối tượng trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh, có trình độ đại học trở lên

• Đối với thợ thủ công trực tiếp làm ra sản phẩm:

 Thường xuyên mở các lớp nâng cao tay nghề cho thợ thủ công trực tiếp làm ra sản phẩm theo hướng giúp họ được nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu

 Mở các lớp dạy nghề mới cho người trẻ tuổi tại địa phương: Công ty cần mời những nghệ nhân, những thợ cả tại các làng, cụm sản xuất

đến truyền dạy nghề, trao đổi kinh nghiệm cho lớp trẻ. Như vậy, Công ty sẽ có đủ nguồn nhân lực sản xuất cho xuất khẩu trước mắt và cả trong tương lai.

 Có chính sách khen thưởng và ưu đãi thích hợp đối với những thợ giỏi, có tay nghề cao, từ đó khuyến khích họ làm việc hăng say hơn cho Công ty, tạo động lực cho họ sáng tạo ra nhiều sản phẩm với mẫu mã mới

 Thường xuyên kiểm tra tay nghề của thợ thủ công, phân chia cấp bậc tay nghề, từ đó có chính sách đào tạo phù hợp đối với từng nhóm cấp bậc tay nghề, tạo sự đồng đều về tay nghề, tránh tình trạng quá thiếu thợ cả và quá dư thừa thợ phụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w