Hoàn thiện công tác bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 71 - 77)

• Quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng đối với các đối tượng: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp:

- Nhãn hiệu hàng hoá

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá

- Kiểu dáng công nghiệp

• Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đưa hoạt động tiêu chuẩn hoá, công tác quản lý đo lường, quản lý chất lượng hàng hoá vào tận doanh nghiệp để tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá.

• Các Phòng Ban chức năng có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp và xử lý các vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng thực phù hợp với tiêu chuẩn công bố – hướng tới tiêu chuẩn tiên tiến.

• Ban hành cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ về tư vấn pháp luật, về kinh phí, về các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng, phát triển thương hiệu. Cung cấp các tài liệu nghiệp vụ về sở hữu công

nghiệp phục vụ cho công tác tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2.4.5 Tạo điều kiện cho Hiệp hội thủ công mỹ nghệ hoạt động có hiệu quả

• Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

• Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất, quản lý, thiết kế sang tác mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Một số kiến nghị cho phương hướng hoạt động cho Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm tới:

• Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ liên kết lại xây dựng thành làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng cao tính phong phú đa dạng sản phẩm, thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.

• Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng thị trường,

cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.

• Phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm.

• Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình. Hiệp hội cần lên kế hoạch bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng cụm, làng nghề sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

• Cần mở một showroom trưng bày với các sản phẩm mới nhất được

thiết kế theo thị hiếu của người tiêu dùng ở từng thị trường chính yếu. Đồng thời, Hiệp hội cần hoàn thiện trang web của mình để nó thực sự trở thành một kênh cung cấp các thông tin hữu ích và cập nhất nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đánh dấu bước thành công cho những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Sau 3 năm gia nhập tổ chức, nền kinh tế Việt Nam được hưởng không ít lợi ích, trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ hiện đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa - cơn bão suy thoái tài chính toàn cầu đã, đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Ở một quốc gia đang phát triển với cơ cấu xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP thì suy giảm xuất khẩu sẽ có những tác động to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Là một doanh nghiệp với hơn 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, đã trải qua rất nhiều thách thức trong từng thời kỳ phát triển của đất nước cùng những biến động trên thị trường thế giới, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport vẫn vững bước đi lên, từng bước khẳng định vị trí của mình. Trong giai đoạn hiện nay, cũng giống như bất kì doanh nghiệp xuất khẩu nào khác của Việt Nam, Artexport cũng đang gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng của mình ra thị trường thế giới.

Qua nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới”, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp dành cho Công ty và một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của Công ty Artexport nói riêng. Hy vọng rằng bài viết có thể đóng góp một số ý kiến hữu ích cho Công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu từ sách, báo, tạp chí:

1. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2008), giáo trình “Kinh tế quốc tế”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

2. “Kinh tế Việt Nam năm 2008: Động thái, nguyên nhân và phản ứng chính sách” (2009), Viện Khoa học – Xã hội Việt Nam – Viện Kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. TS. Đinh Quý Xuân (2007), “Triển vọng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2010” , Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Tài liệu của Công ty:

1. Artexport - 40 năm xây dựng và trưởng thành, năm 2004 2. Thư ngỏ của Tổng giám đốc Artexport - Trình Quốc Thái

http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=5&Itemid=28

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport năm 2006 http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=8628&Itemid=63

4. Báo cáo tài chính tổng hợp của Artexport năm 2007 http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=9618&Itemid=63

5. Bài phát biểu của ông Chủ tịch HĐQT nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ

(23/12/1964 – 23/12/2009) “Artexport - 45 năm – Một chặng đường lịch sử vẻ vang”

http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=9652&Itemid=65

6. Bài phát biểu của ông Tổng giám đốc nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ (23/12/1964 – 23/12/2009) “Artexport – 45 năm xây dựng và trưởng

thành” http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=9652&Itemid=65

7. Thư gửi cổ đông Công ty: “Thông báo sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2009 và kế hoạch kinh doanh năm 2010”

http://artexport.com.vn/vi/index.php?

option=com_content&task=view&id=9655&Itemid=65

Tài liệu từ Internet:

1. www.artexport.com.vn (Website của Công ty Artexport)

2. www.vcic.org.vn (Website của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam) 3. www.viettrade.gov.vn (Website của Cục xúc tiến thương mại Việt

Nam)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w