0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quá trình phát triển của công ty ARTEX Thăng Long JSC.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 -34 )

a) Giai đoạn từ khi hình thành 1989- đến năm 1990.

Xí nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long được thành lập ngày 4/7/1989 trên cơ sở sát nhập xí nghiệp Mỹ nghệ Hà Nội và bộ phận sản xuất

phụ của Tổng công ty XNK Mỹ nghệ ( ARTEXPORT). Thời gian đó xí nghiệp có vốn đầu tư khoảng 200 triệu và lực lượng lao động có khoảng 100 người.

Đây là giai đoạn công ty còn sản xuất hàng hóa XNK chủ yếu dựa vào chế độ bao cấp trên cơ sở thực hiện các hợp đồng sản xuất thu mua hàng xuất khẩu cho ARTEXPORT thực hiện xuất khẩu theo nghị định thư của nhà nước Việt Nam ký kết với các nước XHCN.

Cho đến cuối năm 1989 công ty đã ký được rất nhiều hợp đồng xuất khẩu đổi hàng với liên đoàn dụng cụ gia đinh ODESA để đổi hàng thủ công mỹ nghệ lấy dụng cụ gia đình… Ngoài ra thời gian này công ty còn được hỗ trợ để phát triển hàng xuất khẩu là 4 triệu CR ( tương đương 680.000 USD) là một cơ hội cho sự phát triển của công ty.

Có thể nói đây là thời kỳ hưng thịnh của công ty, với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, công ty đã có lãi, cải thiện được đời sống của cán bộ công nhân viên và góp phần đầu tư vào sản xuất.

b). Giai đoạn 1991-1995.

Đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn của công ty. Do sự biến động về chính trị của các quốc gia Đông Âu đã khiến công ty bị mất thị trường xuất khẩu chính dẫn đến khủng hoảng đầu ra, thị trường không có, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. Chiến tranh xảy ra ở Nam Tư và thay đổi chế độ chính trị ở Bungari làm cho hàng xuất khẩu theo hợp đồng hàng đổi hàng đi không thu được hàng nhập khẩu về, hơn nữa công ty lại không đòi được nợ từ hợp đồng đó, nên công ty đã phải vay ngân hàng một khoản nợ khá lớn 19 tỷ gốc và 10 tỷ lãi ( trích đến năm 1993 ) tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, và trong tình hình đó công ty được nhà nước khoanh nợ 18 tỷ tại công văn số 2981/KHTH ngày 15/6/1993 vì nguyên nhân khách quan.

Ngày 29/3/1993 Bộ Thương Mại và du lịch quyết định đổi tên xí nghiệp thành công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long ( ARTEX Thăng Long), theo quyết định số 481/TM- TCCB. Lúc này lực lượng lao động của công ty vào khoảng 700 người và có tổng số vốn do nhà nước cấp là 5,9 tỷ đồng.

Đây cũng là thời kỳ xóa bỏ cơ chế bao cấp khiến cho một số xưởng sản xuất của công ty không đủ sức tồn tại như: Sơn mài, mạ bạc, dệt thảm đay, dép đi trong nhà, sản phẩm thô và may mặc.

Công ty đã bỏ ra một số lớn đầu tư kinh doanh liên doanh liên kết với nước ngoài và thành lập lên hai công ty là HIPC và ART SUN, nhưng liên doanh làm ăn không có hiệu quả. Từ đó công ty mất và thiếu vốn trầm trọng buộc phải vay ngân hàng đảo nợ, vay vốn cổ phần,…góp phần làm tăng chi phí lãi cho công ty. Lỗ lũy kế của công ty tính đến cuối năm 1996 là 13 tỷ đồng, phải thu khó đòi là 16 tỷ đồng.

c) Giai đoạn 1996- 1999.

Trong khoảng thời gian hai năm 1996-1997, công ty gặp nhiều thương vụ gây thiệt hại về tài chính, cộng thêm với khoản lỗ 18 tỷ đồng làm cho tình trang của công ty trở lên khủng hoảng rất nhiều. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng năm vẫn tăng nhưng do chi phí khá lớn nên công ty tiếp tục lỗ rất nhiều. Trước những thực trang đó của công ty, Bộ Thương Mại đã cho phép công ty thay đổi Ban lãnh đạo, sắp xếp lại tổ chức kinh doanh để thoát khỏi những khó khăn. Trước tiên là tiếp tục ổn định quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua quy chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu và cơ chế quản lý lao động tiền lương. Sau đó là tăng cường kiểm tra đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện các phương thức kinh doanh, sử dụng phương thức khoán trắng tới từng phòng nghiệp vụ kinh doanh, sau cùng là xin giảm nợ và giãn nợ ngân hàng…

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được hoàn thiện hơn và đã có những chiều hướng phát triển khá rõ rệt khi bước sang những năm 1998-1999. Việc kinh doanh thua lỗ đã hết, công ty thực hiện được nhiều thương vụ, với nhiều bạn hàng nước ngoài và kí được nhiều hợp đồng với những nước đó như: các nước Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.

d). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

Có thể nói đây là thời kỳ khởi sắc của công ty bởi vì hoạt động kinh doanh của công ty đã bắt đầu thu được lãi cao và an toàn hơn so với thời kỳ trước đó. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên theo đó. Về kim ngạch xuất khẩu, hàng thêu trong 4 năm gần đây luôn dẫn đầu và đạt trên 1 triệu USD/ năm. Những mặt hàng như mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, gỗ mỹ nghệ, cói đay, thổ cẩm đã dần chiếm lĩnh lại thị trường như trước đây. Thị trường của công ty cũng khá phát triển trong những năm gần đây, những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặc biệt là các thị trường mới và cũng khó tính như: Mỹ, Canada, Braxin… cũng đã tiếp cận hàng hóa của công ty và dần chấp nhận chất lượng hàng hóa của công ty trong gần bốn năm qua mà không có một khoản khiếu nại và từ chối thanh toán nào.

Trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, ngày 14/12/2006 Bộ Thương mại đã ra quyết định số 2130/QĐ- BTM phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty. Thực hiện quyết đinh trên, được sự đồng ý của Bộ Thương Mại và ban chỉ đạo cổ phần hóa ngày 18/1/2007 dưới sự giám sát của Bộ, công ty đã thực hiện thành công việc đấu giá công khai cổ phần ra ngoài công chúng cho các nhà đầu tư. Ngày 14/3/2007 công ty đã tiến hành Đại hội Hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long một cách thành công tốt đẹp và đại hội cũng đã thông qua điều lệ công ty, bầu ra được hội đồng quản trị. Ngay sau khi kết thúc Đại hội, Hội đồng quản trị đã

họp phiên đầu tiên bầu ra Tổng Giám Đốc và cũng đã tiến hành đầy đủ các bước theo quy định để thành lập bộ máy lãnh đạo mới của công ty cổ phần và ổn định tổ chức. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên công ty chính thức hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần. Đây là bước chuyển đổi mang tính lịch sử trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty sau 18 năm thành lập.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 -34 )

×